• 111
  • lang
  • lang

Tình hình di cư trong khu vực Châu Á năm 2020

Ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, những cuộc di cư kéo theo sự gia tăng đáng kể của cả lượng người nhập cư và di cư, bao gồm cả người di cư quá cảnh. Chính sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các nước là một trong những động cơ thúc đẩy người lao động từ nước họ có thu nhập thấp đi đến nước họ nghĩ rằng có thu nhập cao hơn. Chính phủ các nước ASEAN đã có sự cố gắng giúp gia tăng xu hướng di cư trong khu vực ĐNA, trong đó đa số là những người di cư là lao động tạm thời, phần còn lại gồm các gia đình, sinh viên và những người di cư cưỡng bức. 

DI cư lao động là một trong những nét đặc trưng của ĐNA, là một trong những lý do giúp tăng trưởng kinh tế, phát triển khu vực. Tuy nhiên, di cư lao động cũng có liên quan đến nhiều trường hợp nhân quyền không đồng nhất. Người lao động di cư từ lâu đã trở thành 1 phần không thể thiếu của các nền kinh tế trong khu vực như Malaysia, Singapore, Thailand. Tại các quốc gia này, những ngành nghề rất cần lao động phổ thông như đánh bắt thuỷ sản, giúp việc nhà hay công nhân xây dựng, là một điểm đến hấp dẫn cho nhiều người từ các quốc gia láng giềng. Điều này cũng đồng thời giúp dòng tiền kiều hối chảy về quê hương của người di cư lao động ngày càng tăng. Trong 2018, Philippines có nguồn tiền kiều hối lên đến 34 tỷ USD. 


 

Tuy nhiên, dù tình trạng di cư lao động diễn ra ở nhiều nơi, người lao động di cư vẫn gặp phải nhiều khó khăn, thử thách như bóc lột lao động, cưỡng ép lao động, ảnh hưởng đến quyền lợi, tình trạng pháp lý và tiền lương của họ. Không ít người lao động bị lợi dụng phải làm việc trong thời gian dài, mức lương thấp hơn cả lương tối thiểu. Đây chính là hậu quả của việc người di cư lao động thiếu sự bảo vệ, tôn trọng từ nhà tuyển dụng và cơ quan chính quyền.

Việc di cư thường có tỷ lệ di cư không chính thống cao, lí do chủ yếu liên quan đến các yếu tố kinh tế như nghèo đói và thiếu việc làm.

Những con đường di cư không chính thống thường thấy từ Campuchia, Lào sang các quốc gia phát triển hơn như Thái Lan, Malaysia. Nhóm người di cư không chính thống cũng chiếm phần đông trong hướng di cư ra ngoài khu vực, như từ Việt Nam đến khu vực châu Âu. Xu hướng di cư chính thống và không chính thống đều tồn tại song song, hướng đến các khu vực giống nhau. Rất nhiều người di cư phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột tại khu vực Đông Nam Á, do tình trạng pháp lý bất thường. Lao động di cư cũng dễ gặp phải trường hợp ép buộc lao động, bị bóc lột, bạo hành (trong những ngành lao động như thuyền viên, nông nghiệp, xây dựng, công nhân tại nhà máy). Tội ác mua bán người diễn ra ngày càng nghiêm trọng, gây ra nhiều thử thách cho khu vực Đông Nam Á với khoảng 46% nạn nhân ở Châu Á bị mua bán trong khu vực này.

 

 

Ngoài ra, không ít người bị mua bán dưới cả hình thức bóc lột tình dục và ép buộc lao động nặng nhọc. Phụ nữ, trẻ em có tỷ lệ cao khi rơi vào tình trạng kể trên. Những nước như Malaysia, Thái Lan được báo cáo có tỷ lệ nạn nhân bị ép buộc bóc lột lao động nhiều hơn tỷ lệ người bị bóc lột tình dục trong năm 2016.

 

Có sự gia tăng trong khu vực về số lượng di cư do bạo loạn và khủng bố có hệ thống.

Trường hợp tị nạn của người Rohingya là ví dụ tốt nhất cho luận điểm trên. Đây là một trong những khủng hoảng về tị nạn lớn nhất thế giới. Vào thời điểm cuối năm 2018, có khoảng 900 ngàn người Rohingya ở Cox’s Bazar, Bangladesh, và khoảng hơn 1 triệu người cần sự hỗ trợ nhân đạo. Do tình trạng gia tăng bạo lực có chủ đích và các hành động vi phạm nhân quyền, trong tháng 8/2017, một lượng lớn người Rohingya đã chọn rời khỏi khu vực Rakhine của Myanmar, và phần lớn họ tìm đến Bangladesh. Tuy không phải là lần đầu người Rohingya phải rời khỏi Myanmar nhưng chính cuộc bạo động tháng 8/2017 là làn sóng di cư lớn nhất trong thập kỷ. Trong khi đó, ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia tiếp tục là đất nước nhận người tị nạn trong thời gian dài, với số lượng lớn người tị nạn hoặc có tình trạng tương tự, chủ yếu là những người di cư do xung đột dân sự nhiều năm tại Myanmar.

 

Các Chính Phủ và tổ chức cần nhận thức được rằng sự phức tạp, khó kiểm soát của việc di cư ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, nhờ việc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, thông tin càng đa dạng và khó phân biệt thật giả, nên vấn đề quản lý, hỗ trợ càng nên được nâng cấp. Hiện khả năng nhận biết của các cơ quan về việc ai đang di cư, có ý định di cư, lí do di cư, nơi đến của họ là gì, họ đến bằng cách nào… có thể đã rõ ràng hơn. Nhưng không thể phủ nhận rằng bức tranh di cư có liên đới đến nhiều vấn đề khó giải quyết khác.

-------------------

Nguồn tham khảo: 

https://www.un.org/sites/un2.un.org/files/wmr_2020.pdf

-------------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616