• 111
  • lang
  • lang

Tình hình lao động di cư Việt Nam trước và trong đại dịch (Phần 1)

1/ Tình hình di cư lao động Việt Nam trong 2019, 2020

Trước khi đại dịch xuất hiện, trong năm 2019, số lượng người Việt Nam di cư tiếp tục tăng, đặc biệt là di cư lao động. Có khoảng 152,695 người Việt Nam đang làm việc theo hợp đồng tại nhiều quốc gia khác, trong đó, có đến 54927 người lao động di cư là phụ nữ. Những quốc gia, khu vực điểm đến quen thuộc của di cư lao động Việt Nam thường là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Romania.

Zalo

Một số nghiên cứu và báo cáo gần đây cho thấy nữ di cư lao động Việt Nam thường được tuyển dụng vào các vị trí trình độ thấp trong nhà máy, như nhân viên tạp vụ, giúp việc, hoặc trồng trọt, và họ cũng thường bị trả lương thấp hơn nam giới. Do ảnh hưởng từ đại dịch, trong năm 2020, số lượng di cư lao động người Việt Nam đã giảm mạnh tại nhiều quốc gia.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, có khoảng hơn 42 ngàn lao động di cư được ghi nhận, với khoảng hơn 22 ngàn người đã đến làm việc tại Nhật, gần 18 ngàn lao động làm việc tại Đài Loan, khoảng gần 1 ngàn người đến lao động tại Hàn Quốc và hơn 700 người di cư lao động ở các nước châu Âu.

Theo bộ LĐTB-XH, tính đến tháng 10/2020, có khoảng 10 ngàn người lao động di cư hết hạn hợp đồng lao động. Tuy nhiên số lượng lao động đăng ký trở về với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại cao hơn rất nhiều. Riêng tại Đài Loan, trong tháng 9/2020, có đến 25 ngàn lao động đăng ký trở về, và số lượng lao động đăng ký trở về từ Nhật là khoảng 13 ngàn. Giữa hàng ngàn người lao động, có người là phụ nữ đang mang thai, có người bị thương, mang bệnh tật hoặc không hề có giấy tờ tùy thân. Nhiều người trong số họ đã phải đối mặt với việc bị cắt giảm lương, thu nhập, theo như báo cáo của hiệp hội lao động xuất khẩu Việt Nam.

Zalo

Theo số liệu từ World Bank, trong năm 2019, Việt Nam nhận được khoảng 16.7 tỷ đô kiều hối, tăng khoảng 6.4% so với năm 2018. Trung bình trong vòng 12 năm trở lại đây, lượng kiều hối hàng năm tăng trung bình từ 10-15%. Việt Nam là nước nhận lượng kiều hối cao thứ 9 trong danh sách các nước nhận kiều hối nhiều nhất. Báo cáo cũng cho biết người Việt Nam thuộc dạng thu nhập thấp đang lao động ở nước ngoài có thể gửi trung bình 735 đô la Mỹ hàng tháng về gia đình ở Việt Nam. Có khoảng 24% số tiền trong lượng kiều hối được gửi về dành để chi trả chi phí sinh hoạt hàng ngày của ia đình, 25% dùng để trả nợ, 14% để gửi tiết kiệm và phần còn lại dành cho việc học và dịch vụ y tế. Dần dần, khoản kiều hối của mỗi gia đình nhận được không chỉ là phần thu nhập bổ sung hàng tháng, mà trở thành khoản thu nhập chính để nuôi cả gia đình.

Zalo

Hàng năm, hàng chục ngàn lao động di cư Việt Nam hoàn thành hợp đồng lao động tại nước ngoài và trở về quê hương. Có nhiều chị em phụ nữ đã xây dựng gia đình với người dân nước sở tại. Một số di cư lao động nữ trở về đối mặt với nhiều khó khăn khi hòa nhập, tìm việc làm khác và vướng phải một số rắc rối với thủ tục pháp lý. Trong năm 2020, có khoảng hơn 20 ngàn người lao động Việt Nam ở nước ngoài được bảo vệ bởi các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại.

Một số phụ nữ Việt Nam tham gia lao động di cư đã bị trách mắng, lên án vì việc di cư, rời gia đình để đi làm xa, nhất là việc để con cái lại. Phụ nữ di cư cũng là một trong những nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong quá trình di cư và trở về. Do đó, trong quá trình hòa nhập, sự giúp đỡ cho phụ nữ di cư để họ có thể đối mặt với những vấn đề nêu trên rất quan trọng và cần thiết khi xây dựng các dự án hỗ trợ phụ nữ di cư trở về. Bởi vì nếu không nhận được hỗ trợ kịp thời, nữ lao động di cư sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị bạo hành, lạm dụng và mua bán.

Zalo

Ngoài ra, khả năng tìm được việc làm mới phù hợp để tạo ra thu nhập của người di cư trở về cũng là một bài toán hóc búa cho các cơ quan chính quyền, để có thể giảm tải khả năng bị tổn thương khi trở về quê hương. Vì người lao động di cư có thể ở các độ tuổi khác nhau, trình độ kỹ năng đa dạng với học thức và nhận thức không giống nhau.

 

Mời theo dõi phần tiếp theo

------------

Nguồn tham khảo:

https://www.unescap.org/sites/default/d8files/event-documents/Viet%20Nam_Voluntary%20GCM%20Survey%20Report.pdf

------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616