Đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều thử thách trong việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ di cư hợp pháp, an toàn, trật tự (GCM). Đại dịch đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc hỗ trợ lao động người Việt Nam trở về quê hương. Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 8 ngàn công nhân đã hoàn thành xong các khóa huấn luyện và thủ tục visa, nhưng không thể lên đường di cư do các biện pháp kiểm soát hạn chế nhập cảnh tại nước đến.
Việc bảo vệ người di cư trong suốt đợt khủng hoảng vừa rồi là thử thách rất lớn cho nhiều nhà nước và chính quyền, trong đó có Việt Nam. Khi biên giới phải tạm thời đóng cửa, việc đi lại bị hạn chế, hàng ngàn người di cư bị mắc kẹt giữa sự bất ổn. Nhiều người mất việc và trở thành người di cư không chính thống. Đồng thời, số lượng người di cư trở về quê hương tăng mạnh trong một khoảng thời gian ngắn khiến cho việc hỗ trợ tái hòa nhập càng thêm khó khăn.
Trong giai đoạn chống dịch, Việt Nam đã đẩy mạnh nhiều giải pháp để có thể đạt được 2 mục tiêu quan trọng cùng lúc: kiểm soát hiệu quả đại dịch và hướng tới phục hồi, phát triển kinh tế xã hội. Các biện pháp ứng phó được đưa ra nhằm giảm khó khăn trong việc sản xuất và hoạt động kinh doanh, hỗ trợ nhiều người khỏi mất việc, đồng thời nỗ lực kiểm soát đại dịch trong bằng nhiều phương án linh hoạt khác nhau.
Về vấn đề bảo vệ người lao động di cư Việt Nam, nhà nước vẫn đang tiếp tục kết nối với người dân qua các đường dây nóng trong nước và quốc tế để hỗ trợ người lao động từ xa. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nước có lao động di cư người Việt đã làm việc với chính quyền địa phương để có thể giúp đưa người lao động được trở về và bảo lãnh nếu cần thiết.
Bộ Ngoại giao cũng lên các kế hoạch kịp thời và toàn diện để hỗ trợ và đón các công dân hồi hương. Với những người lao động quyết định ở lại nước sở tại hoặc đang đợi chuyến bay hồi hương, chính phủ Việt Nam đã yêu cầu sự trợ giúp cho những nhu cầu cơ bản, cần thiết nhất cho công dân từ chính quyền các nước: hỗ trợ y tế, gia hạn visa, giấy phép cư trú… để hạn chế những tổn thương mà họ có thể gặp phải. Tính đến cuối năm 2020, chính phủ Việt Nam đã giúp hơn 280 ngàn người lao động di cư hồi hương an toàn.
Những lao động di cư trở về trong thời gian đại dịch diễn ra đã được hoàn trả các chi phí (phí dịch vụ, môi giới) và nhận được nhiều loại hỗ trợ khác nhau, bao gồm công tác giới thiệu việc làm thay thế. Đồng thời, các buổi hội chợ nghề nghiệp cũng được tổ chức trực tuyến để người lao động dễ dàng theo dõi và tham gia.
------------
Nguồn tham khảo:
------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616