• 111
  • lang
  • lang

Tội phạm mua bán người đã lợi dụng những điểm yếu gì để dụ dỗ nạn nhân?

Nhiều lí do cá nhân hoặc nguyên nhân sâu xa từ cộng đồng hoặc tình hình kinh tế, xã hội của quốc gia họ đang sinh sống, trở thành các yếu tố có khả năng khiến một người dễ trở thành nạn nhân của mua bán người hơn những người khác.

Nạn nhân của mua bán người có thể là bất cứ ai, và danh tính của họ có thể cực kỳ khác biệt nhau: phụ nữ, đàn ông, trẻ em trai hoặc trẻ em gái, người già, thanh thiếu niên hoặc trẻ em nhỏ. Họ có thể đến từ bất cứ khu vực hoặc quốc gia nào, mang những quốc tịch khác nhau.

Nhiều nghiên cứu gần đây đã xác định nguyên nhân về kinh tế là nguyên nhân lớn nhất trong số các nguyên nhân phổ biến khiến một người có thể trở thành nạn nhân của mua bán người: nghèo khó, không có việc làm, hoặc thu nhập cực kỳ thấp.

Sự thiếu thốn về điều kiện kinh tế của nhóm người này được khắc hoạ qua việc không thể tự đáp ứng được các nhu cầu cơ bản như thức ăn, nơi ở hoặc chăm sóc y tế.

Tội phạm mua bán người sẽ quan sát và lừa gạt người khó khăn như rằng họ là một người có giải pháp giúp người lao động vượt qua khó khăn: cung cấp cơ hội việc làm kèm theo những lời quảng cáo hoa mỹ về tương lai có thu nhập ổn định hơn, có thể giúp tình hình gia đình khá hơn nếu chấp nhận tham gia di cư lao động. Trong nhiều trường hợp, tội phạm mua bán người cũng xây dựng lên những ảo tưởng cho nạn nhân về công việc được giới thiệu này: thu nhập cao như mong đợi, thời gian linh hoạt, nơi ăn chốn ở được giải quyết, cuộc sống mới ở đất nước mới, v.v.

Những yếu tố gây tổn thương mà tội phạm mua bán người thường nhắm đến có nhiều ảnh hưởng đến mức độ rủi ro gây ra cho nạn nhân. Những yếu tố này được nạn nhân sẵn sàng chấp nhận để kiếm tiền. Những người đang có nhu cầu thay đổi tình hình kinh tế thường có xu hướng dám chấp nhận rủi ro, các việc làm liều mạng hơn nhóm người có tình hình kinh tế khá hơn.

Và bên cạnh việc khó khăn trong kinh tế, nhóm người lao động này có thể cũng phải chịu nhiều bất lợi trong xã hội mà họ sống. Có thể thấy họ phải đối mặt với nhiều thách thức trong đời sống hàng ngày.

Nhu cầu cấp thiết về kinh tế là nguyên nhân chính mà tội phạm mua bán người thường dùng để tổn thương những nạn nhân là nữ, chiếm khoảng 52% các ca được báo cáo, trong khi đó nạn nhân là nam chiếm khoảng 50%. Bị phụ thuộc về mặt cảm xúc và sinh trưởng trong một gia đình không ổn định cũng là nguyên nhân thường được ghi nhận từ các nạn nhân nữ trong các ca được báo cáo. Khoảng 20% các trường hợp có nạn nhân là phụ nữ hoặc trẻ em được ghi nhận có mối quan hệ thân thiết với kẻ mua bán người, trong khi ngược lại các báo cáo cho thấy không có nạn nhân nam nào rơi vào trường hợp này. Trường hợp nguyên nhân nạn nhân nữ sinh trưởng trong gia đình không ổn định, thiếu thốn chiếm khoảng 20% các ca được báo cáo, trong khi đó, nạn nhân nam chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên nạn nhân nam có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn khi thiếu sự thăm sóc của cha mẹ hoặc có tình trạng khuyết tật về thân thể. (Nguồn tổng hợp từ Báo cáo về mua bán người 2020, UNODC).

Nguồn tham khảo:

https://www.facebook.com/iom.vietnam/posts/2797848370465346

Báo cáo Toàn cầu về Mua bán người 2020 (tiếng Anh): http://bit.ly/2J2qkJQ

----------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616
+ Website Tổng đài 111: Tongdai111.vn