• 111
  • lang
  • lang

"Trẻ bị thấp lùn trước 7 tuổi có nguy cơ cũng thấp lùn sau này".

Dường như 7 tuổi là cột mốc cho nhiều thứ quan trọng với trẻ, cả trí não, ngôn ngữ cho đến hệ miễn dịch. Cũng trùng hợp là đây cũng là giai đoạn quan trọng cho tăng trưởng thể chất của trẻ vì trẻ sẽ trải qua 2 giai đoạn vàng cho chiều cao trong giai đoạn ấu thơ. Sau giai đoạn này, trẻ chỉ còn 1 thời điểm phát triển chiều cao mạnh mẽ nữa đó là giai đoạn tiền-trong dậy thì. Thực vậy, nhà triết học vĩ đại người Hi Lạp Aristotle từng nói rằng: "Hãy cho tôi 1 cậu bé cho đến 7 tuổi và tôi có thể cho bạn thấy cậu ta như thế nào khi lớn." Hàng ngàn năm sau, khoa học hiện đại vẫn cùng quan điểm này của ông về thế giới của trẻ trước 7 tuổi? GS. Lipton, nhà khoa học lỗi lạc người Mỹ, từng nói rằng: "95% cuộc sống của chúng ta sẽ được lập trình trong 7 năm đầu đời".

Vậy đâu là những điều chúng ta cần quan tâm với trẻ trước 7 tuổi để giúp trẻ phát triển tốt nhất.

1. ĐỪNG ĐỂ TRẺ LỆ THUỘC VÀO BẢO MẪU “ẢO”

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao trẻ có quá nhiều năng lượng để hét lớn, chạy đùa mỗi ngày? Nghiên cứu bởi TS. Birat ĐH Clermont-Auvergne, Pháp cho biết: trẻ con có năng lượng và khả năng phục hồi năng lượng nhanh hơn cả 1 người lớn có luyện tập thể thao. Sự đặc biệt này là để đảm bảo cho mọi đứa trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình là khám phá thế giới thực thông qua hoạt động vui chơi, chứ không phải để trẻ nằm dài với các bảo mẫu “ảo”.

Hãy dành thời gian vui chơi, giao tiếp với trẻ! Đừng để trẻ phí thời gian nằm dài với TV hay điện thoại. 7 năm ngắn ngủi quan trọng này sẽ mất đi một cách đáng tiếc nếu bạn không giúp trẻ trân trọng nó. Để giúp trẻ có lối sống lành mạnh, năng động và tích cực, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua những gợi ý sau:

• Khi trẻ chưa biết đi, cha mẹ nên đặt trẻ nằm sấp 1 vài dịp trong ngày khi trẻ thức và vui vẻ. Lúc này cha mẹ nên tương tác trò chuyện với trẻ, điều này giúp các cơ chính của trẻ sớm phát triển.

• Khi trẻ có thể đi lại độc lập hoặc chảy nhảy, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi bao gồm vận động thể chất ngoài trời, đi dạo công viên, …

• Trẻ cũng nên được tham gia vào các hoạt động gia đình như đi dạo cùng cả nhà, lựa vớ sau khi giặt như 1 trò chơi, chơi chuyền banh cùng cả nhà,... Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể khuyến khích trẻ tham gia vào công việc nhà của gia đình, công việc chung như phụ và dọn bàn ăn. Thực ra, càng nhiều hoạt động cho trẻ có vai trò cùng gia đình hay người thân thì trẻ càng sớm nhận ra trẻ có vai trò và bắt đầu có trách nhiệm trên mỗi vai trò đó.

Khi trẻ có lối sống năng động, thì các hormone tăng trưởng cũng được kích thích hoạt động hiệu quả để gia tăng chiều cao tối ưu cho trẻ.

2. ĐỪNG ĐỂ TRẺ ĂN UỐNG MẤT CÂN BẰNG

Dinh dưỡng cân bằng trong giai đoạn trẻ nhỏ là rất quan trọng. Sự thật rằng hành vi ăn uống của trẻ dưới 7 tuổi phụ thuộc chính vào cha mẹ, ông bà, và những người đang trực tiếp chăm sóc trẻ. Chúng ta đôi lúc vô tình nghĩ rằng trẻ còn nhỏ, ăn gì chả được miễn thấy bé vui hay thích ăn là thường cho trẻ cái này cái kia để ăn. Trẻ nhỏ như một miếng bông thấm. Bất kì thứ gì đều có thể thấm vào đó. Khi cha mẹ buông lỏng cho trẻ ăn uống các thực phẩm kém cân bằng dưỡng chất có thể làm hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh của trẻ sau này, và ngược lại. Tuy nhiên, có một điều thú vị trong sự phát triển não bộ của trẻ ở độ tuổi này là nó rất linh hoạt. Nghĩa là, trải nghiệm mới sẽ dần thay thế trải nghiệm cũ. Càng được giới thiệu những thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, trẻ càng học được hành vi ăn uống lành mạnh hơn. Do đó, chế độ ăn của trẻ nên đa dạng và cân bằng để trẻ nhận đủ các dưỡng chất trẻ cần cho sự phát triển.

Khi nhắc đến chiều cao, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã biết đến vai trò của vitamin D và canxi, tuy nhiên báo cáo gần đây của TS. Dawood, BV Nhi thuộc ĐH Assiut, Hy Lạp cho thấy trạng thái đầy đủ sắt kẽm của trẻ cũng liên quan đến chiều cao. Tại sao như vậy? Dù kẽm sắt không đóng vai trò trực tiếp trong xây dựng cơ xương khớp như canxi, hay vitamin D nhưng nó liên quan đến hoạt động hiệu quả của các hormone liên quan đến tăng trưởng của trẻ như hormone tăng trưởng và sinh dục.

Không những vậy sắt còn đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển đầy đủ oxy đến tất cả các cơ quan của cơ thể. Trong khi đó kẽm liên quan đến hơn 200 phản ứng trong cơ thể trong đó bao gồm cả tạo năng lượng, hoạt động của các hormone tăng trưởng chiều cao và hormone sinh dục cũng như hoạt động miễn dịch của trẻ. Báo cáo của TS. Guo cho thấy kẽm tham gia vào hoạt động của hormone tăng trưởng, đặc biệt làm gia tăng các yếu tố tăng trưởng IGF-1- giúp phát triển xương và gia tăng chiều cao. Do đó, việc thiếu hụt sắt kẽm có thể ảnh hưởng đến việc tạo máu, các hoạt động miễn dịch tự nhiên của cơ thể, giảm tăng trưởng, cũng như giảm khả năng chú ý và tập trung ở trẻ. Sự thiếu hụt các vi chất này trước 7 tuổi có liên quan đến chậm tăng trưởng cả về thể chất và tinh thần của trẻ, làm trẻ chậm bắt nhịp ở những độ tuổi sau.

Đối với trẻ em châu Á, việc thiếu hụt kẽm, sắt thường khá phổ biến. Còn theo thống kê mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy tỷ lệ trẻ em VN thiếu kẽm đang ở mức cao khoảng 58% và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Tuy nhiên, việc thiếu hụt này thường khó nhận biết và do nhiều nguyên nhân như tỷ lệ hấp thụ khác nhau tùy mỗi bé, biếng ăn hay ăn lệch, … đều có thể làm trẻ dễ bị thiếu sắt, kẽm và các vi chất khác, thậm chí thiếu sắt thường đi kèm thiếu kẽm vì nguồn thực phẩm chứa 2 loại này khá giống nhau.

Kẽm và sắt thường có trong thịt bò, heo, lòng đỏ trứng,…. Tuy nhiên, một số trẻ có thể không nhận đủ từ thực phẩm do biếng ăn, hoặc ăn uống kém đa dạng thì có thể bổ sung cho trẻ bằng thực phẩm bổ sung dạng lỏng hoặc nhỏ giọt để trẻ dễ uống và tăng sự hấp thụ. Một số sản phẩm bổ sung dạng lỏng, khá phổ biết cho trẻ hiện nay như Fitobimbi Ferro C vừa có chứa kẽm và sắt hữu cơ dạng gluconate - thành phần kẽm và sắt ở dạng hữu cơ này có hàm lượng đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Ngoài ra, trong sản phẩm này còn bổ sung thêm dịch chiết xuất quả Sơ ri giàu vitamin C- không chỉ giúp việc hấp thụ sắt hiệu quả hơn mà còn hỗ trợ miễn dịch, tăng khả năng tập trung và giảm mệt mỏi.

3. ĐỪNG ĐỂ TRẺ THIẾU NGỦ

Trẻ con ngày nay ngủ ít hơn trẻ thời trước. Đó là kết quả nghiên cứu của nhóm TS. Matricciani, ĐH South Australia về giấc ngủ của hơn nửa triệu đứa trẻ trong 100 năm qua. Nguyên nhân được cho là có liên quan đến sự phát triển của công nghệ. Trẻ em ngày nay sử dụng màn hình công nghệ quá nhiều, và đó là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng ngủ của trẻ.

Với những nghiên cứu hiện tại, ánh sáng xanh từ màn hình của những thiết bị điện tử như điện thoại, Ipad... có ảnh hưởng đến sự giải phóng melatonin- hormone được tiết ra để điều hòa giấc ngủ ngon cho trẻ. Do đó, nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử 1 tiếng trước giờ ngủ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Phòng ngủ nên tối hoàn toàn hoặc ánh đèn ngủ nhỏ hơn 15 Lux để melatonin hoạt động hiệu quả.

Trẻ nên được ngủ trọn vẹn 7 tiếng vì phần lớn hormone tăng trưởng tiết ra chủ yếu vào ban đêm, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10h đêm đến 3h sáng. Do đó, bố mẹ nên thiết lập thời gian ngủ của trẻ muộn nhất từ 10 giờ tối.

Notes

Park, S. G., Choi, H. N., Yang, H. R., & Yim, J. E. (2017). Effects of zinc supplementation on catch-up growth in children with failure to thrive. Nutrition research and practice, 11(6), 487–491.

Dawood ET, Mohammed HA, Metwalley KA. Zinc and iron levels in children with idiopathic short stature. J Curr Med Res Pract 2021;6:368-72

--- 

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616