Gần đây tờ nhật báo New York có dẫn tiêu đề “Biếng ăn ở trẻ luôn có lỗi của cha mẹ”, đó cũng là kết luận từ 1 nghiên cứu bởi nhóm các nhà khoa học tại ĐH Michigan. Nghiên cứu liên quan tới sự lo lắng thái quá của cha mẹ do đánh giá chưa đúng lượng ăn, cũng như không hiểu nhu cầu thưc tế của trẻ. Hôm trước, một người mẹ của bé 14 tháng tuổi đã gửi cho tôi 3 tin nhắn rất dài vì lo lắng 1 tuần nay con không ăn gì, cơm, cháo đều không ăn, vào bữa ăn bé chỉ thích ném hoặc lắc đầu. Khi được hỏi thêm: ngoài bữa chính bé không chịu ăn, bé có ăn gì khác không? người mẹ cho biết bé chỉ chịu ăn vài sợi mì, ăn vài miếng hoa quả, thích ăn bim bim và chỉ uống 400-500ml sữa/ngày. Vậy chúng ta cần hiểu các vấn đề gì của trẻ?
Đối với trẻ nhỏ, việc bé không ăn một vài dịp là thông thường ở độ tuổi này. Bạn nên bình tĩnh, không cần quá lo lắng mà nên xem xét các vấn đề sau:
1. Hiểu tâm lý ăn uống của trẻ ở mỗi giai đoạn và đáp ứng đúng
“Ngôn ngữ” để thay đổi hành vi ăn uống của trẻ là khác người lớn chúng ta. Chúng ta có thể hiểu nên ăn cái này vì tốt cho sức khỏe, nhưng trẻ con thì không. Dạy trẻ dưới 6 tuổi ăn tốt bằng khuyên nhủ, la mắng, bắt phạt đều không hiệu quả. Ngôn ngữ chính cho độ tuổi này là “trải nghiệm”, “thái độ” và “vui chơi” tương ứng với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, trẻ từ 1-3 tuổi, trẻ 4-6 tuổi.
TRẺ NHỎ HƠN 1 TUỔI: “trải nghiệm” là ngôn ngữ chính
Trẻ ở giai đoạn ăn dặm – 12 tháng tuổi hiểu việc ăn như là một khám phá mới. Do đó, trải nghiệm với môi trường ăn dặm đúng là chìa khóa thành công, thậm chí dù trẻ đã và đang biếng ăn. Trải nghiệm môi trường ăn dặm đúng là gì?
• Không sao nhãng từ TV, điện thoại
• Ngồi ghế ăn dặm, tránh bế rong. Trẻ nên cho ngồi ghế ăn dặm khi bắt đầu ăn dặm.
• Tránh bỏ bữa và uống bù sữa. Nhiều cha mẹ xem nhẹ việc ăn dặm vì nghĩ trẻ mới tập ăn, ăn sao cũng được. Ngược lại, 6 tháng đầu tiên trong ăn dặm là giai đoạn quan trọng vì lúc đó trẻ đang trải nghiệm 1 thứ mới hoàn toàn so với việc uống sữa trước đó. Nếu cha mẹ bỏ lửng chuyện ăn uống của con và cho con uống sữa bù, sẽ làm trẻ không có đủ trải nghiệm để phát triển đúng. Do đó, bạn nên cho con ăn đúng bữa để tạo thói quen tốt về ăn uống. Nếu bé đang biếng ăn thì có thể giảm khẩu phần 30-50% và tăng thêm số lần hoặc những thực phẩm cung cấp thêm năng lượng.
Nhiều cha mẹ lo lắng con không ăn thường cho trẻ chơi trò chơi, dụ trẻ xem tivi, ipad hoặc bế trẻ đi rong. Đây là cách sai lầm vì cha mẹ vô tình làm trẻ có trải nghiệm không đúng về ăn dặm, dẫn đến trẻ không phân biệt được giữa việc ăn và chơi. Trẻ biếng ăn là điều dễ hiểu.
TRẺ TỪ 1-3 TUỔI: “thái độ” chính là ngôn ngữ chính
Từ 10 tháng tuổi, trẻ là "chuyên gia" trong vấn đề hiểu được cảm xúc và thái độ bao gồm sự lo lắng của cha mẹ. Cha mẹ thường xuyên căng thẳng, và stress với vấn đề ăn uống của trẻ khiến cho trẻ càng trở lên biếng ăn hơn do trẻ cảm nhận căng thẳng của cha mẹ, trẻ cảm thấy căng thẳng và áp lực với bữa ăn, điều này cũng gây ức chế tiết 1 số enzyme tiêu hoá làm giảm cảm giác ngon miệng và giảm hứng thú khi ăn. Do đó, bạn luôn thể hiện thái độ vui vẻ, tương tác và không “ba phải” thì trẻ sẽ phát triển hành vi ăn uống tốt trở lại. Ngược lại, quát tháo, ép ăn là làm trẻ càng biếng ăn hơn.
TRẺ TỪ 4-6 TUỔI: “vui chơi” chính là ngôn ngữ chính
Trẻ ở tuổi này phát triển tính sáng tạo, khám phá và nhận thức độc lập. Do đó, có những cách dễ dàng giáo dục trẻ ăn thực phẩm lành mạnh bằng việc sáng tạo như 1 trò chơi, như cách để trẻ nạp năng lượng. VD, khi bạn khuyến khích trẻ ăn trái cây, thay vì nói nó tốt như thế nào thì bạn hãy dán sticker hình tia sét lên trái chuối, để sẵn trong tủ lạnh và nói với trẻ: “đây là những tia siêu năng lượng để giúp con có đủ năng lượng và sức khỏe chống trả quái vật” và khi đến giờ nạp năng lượng, bạn chỉ cần nói “Siêu anh hùng Bin ơi, đến giờ nạp năng lượng rồi!”
2. Hiểu Kích Cỡ Cái Bụng
Một vài điều cha mẹ cần hiểu thêm về “cái bụng” của trẻ. Dung tích chứa của "bụng" (dạ dày) trẻ nhỏ chỉ bằng 1/3 kích cỡ của người lớn, VD, 1 tuổi “cái bụng” trẻ chỉ chứa khoảng 200mL, và 2 tuổi vào khoảng 500mL. Nó thật sự rất nhỏ nếu so với của người lớn chúng ta. Nó không thể chấp nhận ăn nhiều một lúc hay cố ăn thêm, và nó cũng không thể nhận thêm gì nếu trước đó trẻ đã ăn lặt vặt quá nhiều. Hậu quả trước mắt của việc cố uống thêm sữa hay ăn thêm là làm trẻ dễ có phản xạ nôn trớ trong và sau bữa ăn. Về lâu dài trẻ có thể hình thành hành vi né tránh và trở nên biếng ăn. Bên cạnh đó, thời gian tiêu hóa của trẻ cũng chậm hơn nhiều. Đặc biệt, một số chất béo bão hòa hoặc trans-fat, chất đường ngọt là khó tiêu hóa đối với trẻ.
Thật ra, trẻ biết khi nào trẻ no và biết ăn cái gì. Tuy nhiên, đôi lúc bé không chịu ăn, ông bà cha mẹ thường cố cho bé ăn những món ăn vặt bé thích như bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt, bánh snack. Dù bé chỉ được ăn một lần, nhưng lần sau bé sẽ ưu tiên đòi ăn những món đó. Trong hướng dẫn, chúng tôi không khuyến khích cha mẹ cho ăn những món ăn vặt không lành mạnh như trên.
Đầu tiên, bạn cần xem xét bao nhiêu lượng bé ăn lặt vặt trong ngày hoặc do tâm lý sợ bé đói, bạn đã cho bé ăn thêm những món nào? Viết ra giấy. Đôi lúc viết xong bạn sẽ biết được rằng trẻ ăn nhiều hơn bạn nghĩ.
Nếu thực sự trẻ không ăn gì, kể cả món lặt vặt thì bạn nghĩ lượng sữa bé uống là cân bằng với trẻ chưa? không những vậy, bạn cũng xem trẻ có uống gì khác ngoài sữa không? ví dụ như nước ép trái cây, ăn dưa hấu chẳng hạn.
3. Các giải pháp hỗ trợ, kích thích vị giác và sự thèm ăn ở trẻ
Trẻ thường kéo dài bữa ăn lâu, ngậm thức ăn hoặc không chịu ăn. Biếng ăn này thường đi kèm với tình trang tiêu hóa không tốt. Điều này có thể làm trẻ chán và mất hứng thú với việc ăn. Không những vậy, trẻ cũng hay gặp vấn đề về tiêu hóa, tăng trưởng chậm và hay bị bệnh do miễn dịch kém. Trẻ ở dạng biếng ăn này thường không lấy đủ hoặc ít đa dạng các chất dinh dưỡng từ thực phẩm nên trẻ có thể ở trạng thái thiếu đa vi chất khiến trẻ thường cảm thấy ăn không ngon. Do đó, song song với việc hướng trẻ ăn uống trong môi trường tập trung hơn, việc giúp trẻ bồi bổ và lấy lại cảm giác ăn ngon là quan trọng.
• Có thể cho trẻ ăn một số loại súp có thể giúp trẻ lấy lại cảm giác ăn ngon như súp gà nấu nấm, súp rau củ và thịt bằm. Trẻ có thể ăn 2-3 bữa những súp này trong tuần.
• Có thể sử dụng một số giải pháp hỗ trợ kích thích vị giác, giúp trẻ có cảm giác ngon miệng tự nhiên, đồng thời hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hấp thu và bổ sung các vi chất dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy một số loại thực vật như rễ long đởm vàng hiệu quả trong việc kích thích sự phát triển thần kinh vị giác, cải thiện tiết các enzyme tiêu hóa giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Trong một báo cáo khác của European Medicine Agency, cũng tìm thấy việc kết hợp ngọn Centaury và hạt Cỏ Cari giúp tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ. Đồng thời dịch chiết xuất từ mầm lúa mì và phấn Hoa rất giàu các vitamin, khoáng chất và acid amin từ thực vật. Do nhiều lợi ích và an toàn nên các thảo dược này đã được ứng dụng nhiều năm trong các sản phẩm kích thích vị giác, bổ sung và phục hồi dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn như sản phẩm Fitobimbi Appetito – Siro ăn ngon 3 tác động của Italy.
4. Kiên nhẫn lập lại, thay đổi đa dạng và đừng bỏ cuộc
Cha mẹ được khuyên nên bình tĩnh, thư thái về vấn đề không chịu ăn món này món kia của trẻ. Cha mẹ vẫn cứ kiên nhẫn hằng ngày giới thiệu bữa ăn cho trẻ, thay đổi mì nui bún (khi bé không thích cơm cháo), thay đổi màu sắc hình dạng. Nếu có dịp thì khuyến khích bé cùng bạn trang trí dĩa thức ăn, hoặc cho bé chọn món ăn bé bỏ vào dĩa. Không nên tăng lượng sữa nhiều hơn 500ml/ngày. Những ngày không chịu ăn sẽ sớm qua đi một cách nhẹ nhàng và trẻ sẽ ăn trở lại nếu trẻ không thấy áp lực nào từ cha mẹ.
Notes:
British Nutrition Foundation (2010) Perfect portions for toddler tums, London.
---
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616