• 111
  • lang
  • lang

Trẻ cần biết: Chỗ nào trên cơ thể là phần kín và không được phép đụng chạm?

Bất cứ trẻ em nào cũng có thể rơi vào tình huống, hoàn cảnh khó khăn. Nhiều nguy cơ đe dọa sự an toàn và phát triển của trẻ, nhưng xâm hại tình dục được coi là đặc biệt nghiêm trọng. Việc bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm hại tình dục trách nhiệm của tất cả chúng ta. Chúng ta cần làm là trang bị kiến thức cho trẻ em về phòng tránh xâm hại tình dục. Điều đầu tiên mà trẻ cần biết đó là: chỗ nào trên cơ thể là phần kín và không được phép đụng chạm? 

Phần kín trên cơ thể trẻ em là những phần được che phủ bởi đồ lót. Cố tình nhìn, vuốt ve, sờ mó vào bộ phận kín của trẻ em là một trong những hình thức xâm hại trẻ em, là hành vi vi phạm pháp luật. Trẻ cần ghi nhớ:

1. Không ai có quyền đụng chạm vào phần kín của trẻ hoặc yêu cầu trẻ làm như thế với họ.

2. Trẻ có quyền phản ứng, biểu lộ cảm xúc của mình khi bị đụng chạm không thích hợp: sờ mông, sờ ngực; ôm quá lâu làm trẻ khó chịu; người lớn bế trẻ và sờ vào chỗ kín của trẻ...

3. Hãy nhớ và thực hiện QUY TẮC AN TOÀN: Nói KHÔNG một cách kiên quyết, BỎ ĐI NGAYKỂ LẠI CHO NGƯỜI LỚN TIN CẬY cho đến khi được giúp đỡ.

4. Nếu trẻ bị người khác đụng chạm vào chố kín của mình thì đó KHÔNG BAO GIỜ LÀ LỖI CỦA TRẺ.

5. Việc kể lại vào bất cứ khi nào cũng Không bao giờ là muộn.

6. Trẻ cần ghi nhớ số điện thoại 111 - Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em để được giúp đỡ. Đây là tổng đài tư vấn tâm lý, hỗ trợ cho trẻ em; tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em.

Ngoài ra, những địa chỉ sau cũng trợ giúp vấn đề xâm hại tình dục trẻ em:

  • Đường dây nóng: Cảnh sát 113.
  • Trung tâm Công tác xã hội trẻ em các tỉnh / thành phố.
  • Phòng trẻ em Trực thuộc các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tình / thành phố.
  • Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các quận/huyện.
  • Công an các tỉnh địa phương gần nhất.
  • Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam.

Nguồn: World Vision.