• 111
  • lang
  • lang

Trẻ đi học: đừng để "nỗi lo chia cắt" ảnh hưởng

“Nhìn con giãy giụa, ướt nhòa nước mắt liên tục gọi mẹ thấy thương, nhưng em quyết tâm không ôm con thêm nữa mà bước đi thật nhanh. Con đã đi học được 1 tuần rồi, nhưng sáng nào cũng như ngày đầu tiên, lại còn lầm lì, ít nói hơn. Vì sao lại như vậy? Liệu điều này có ảnh hưởng tâm lý sau này của con không?”

Bên trên là lời tâm sự của một người mẹ gửi đến cho tôi. Nguyên nhân khiến trẻ có tâm lý như vậy là do chưa hiểu được quy trình của sự vắng mặt, không biết liệu khi nào cha mẹ sẽ quay lại và tạo ra 1 cảm giác, gọi là "nỗi lo chia cắt" (Separation Anxiety - S.A). S.A là trạng thái chuyển tiếp tâm lý bình thường và là dạng áp lực tích cực. Đây được xem là giai đoạn học hỏi để phát triển về tâm lý và tư duy cảm xúc (EQ) ở mọi đứa trẻ. Vượt qua S.A tốt có thể làm trẻ trưởng thành, hòa nhập và biết quản lý cảm xúc tốt hơn. Do đó, trẻ rất cần sự hỗ trợ của bố mẹ, từ ủng hộ, yêu thương, dạy dỗ đến chăm sóc, lo lắng về dinh dưỡng, hỗ trợ trẻ thích nghi với tình huống chia cắt phức tạp hơn khi lớn, không chỉ dừng lại ở đi học.

Nếu đã biết về S.A, các bố mẹ đừng chần chừ mà hãy hỗ trợ trẻ phát triển năng lực quản lý cảm xúc (EQ) để trẻ dễ dàng vượt qua những áp lực của S.A. và phát triển nhiều kỹ năng cần thiết khác cho sự thành công sau này. Trước đây, chúng ta thường nghĩ trí thông minh (IQ) là chìa khóa để thành công, nhưng thực ra tư duy cảm xúc (EQ) mới là chủ chốt. Vì EQ giúp trẻ nhận thức được bản thân cũng như biết giải quyết vấn đề khôn ngoan, dung hòa được bản thân với những người khác. GS. Goleman từng nhấn mạnh: EQ chiếm đến 67% sự thành công của con người vì nó là yếu tố giúp con người tự tạo động lực bên trong, tự điều chỉnh tâm trạng và tìm được hạnh phúc.

GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC QUẢN LÝ CẢM XÚC EQ VÀ VƯỢT QUA NỖI LO CHIA CẮT

Dạy trẻ đối mặt và học cách chấp nhận về 1 thay đổi nào đó là con đường ngắn nhất để trẻ học cách quản lý cảm xúc bản thân, tăng khả năng tự điều chỉnh và vượt qua. Đây là 1 số cách cha mẹ có thể tham khảo:

Không sử dụng các câu nói đùa để làm giảm bớt áp lực đi học cho trẻ như "tuần sau con phải đi bộ đội rồi": Cách nói như vậy vô tình tạo thêm định nghĩa khó hiểu cho trẻ, làm trẻ cảm thấy sợ và khó thích nghi với môi trường mới ở trường lớp. Thay vào đó, bố mẹ nên thẳng thắn nói “tuần sau con sẽ đi học” và cho con làm quen với trường lớp trước để kích thích tư duy tìm tòi, khám phá ở trẻ.

Giúp trẻ sớm nhận ra “có sự hiện diện ắt sẽ có biến mất” bằng trò trốn tìm: Khi bé từ 10 - 13 tháng, bố mẹ có thể chơi trò "trốn tìm" để bé quen với sự vắng mặt và quay lại của bố mẹ.

Ôm hôn và hẹn rõ thời gian đón trẻ sau đó rời đi thật nhanh: Nỗi lo lắng của SA nằm ở việc trẻ không biết khi nào bố mẹ quay lại. Nếu trẻ biết rõ, trẻ sẽ yên tâm hơn và tự điều chỉnh được cảm xúc cũng như tự tìm cách hòa mình vào môi trường mới. Vì sự rời đi dứt khoát của mẹ sẽ tạo cho trẻ cảm xúc mạnh về sự vắng mặt. Chính cảm xúc này sẽ làm trẻ sớm nhận thức được bản thân và học cách trưởng thành khi không có mẹ.

DINH DƯỠNG ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN EQ

Khi nhắc đến não bộ, chúng ta thường chỉ nghĩ đến sự thông minh, phát triển tư duy trí tuệ (IQ).

Còn khi nhắc đến trái tim, chúng ta lại thường nghĩ đến sự yêu thương, phát triển tư duy tình cảm (EQ). Nhưng, não bộ là nơi vừa đảm nhận chức năng tư duy và trí thông minh, vừa là nơi điều hòa các hoạt động quản lý cảm xúc. Do đó, dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng từ sớm là rất quan trọng cho sự phát triển đầy đủ các vùng chức năng trong não bộ, bao gồm các vùng chức năng quản lý cảm xúc EQ.

Bổ sung đa dạng chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa để đảm bảo cung cấp đầy đủ các axit amin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ.

Chúng ta thường biết đến DHA với tầm quan trọng trong phát triển não bộ. Nhưng gần đây, các nhà khoa học phát hiện thấy dưỡng chất MFGM có liên quan đến hoạt động phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) ở trẻ nhỏ nhiều hơn, giúp tăng khả năng tập trung, điều hòa cảm xúc và hành vi ở trẻ. Không những vậy, nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy MFGM và DHA kết hợp giúp tăng hiệu quả phát triển các mối nối thần kinh liên quan đến phát triển trí tuệ và cảm xúc ở trẻ, hỗ trợ trẻ phát triển tốt về nhận thức, ngôn ngữ, và ghi nhớ. Bên cạnh đó, theo khuyến nghị của FAO/WHO, trẻ từ 2 - 4 tuổi sẽ cần bổ sung 100 - 150mg DHA+EPA/ngày, trẻ từ 4 - 6 tuổi sẽ cần 150 - 200 mg DHA+EPA/ngày. Do đó, khi chọn những thực phẩm, sữa cho trẻ ngoài việc ưu tiên chọn các loại có chứa MFGM cùng hàm lượng DHA đạt chuẩn khuyến nghị FAO/WHO, cha mẹ cũng cần lưu ý chọn các hãng uy tín, có chứng minh lâm sàng, nghiên cứu rõ ràng cho sản phẩm của mình. Bố mẹ quan tâm đến phát triển thông minh (IQ) - tình cảm (EQ) tốt cho con có thể tham khảo Enfa A+ vị thanh mát với dưỡng chất vàng MFGM và hàm lượng DHA đạt chuẩn khuyến nghị FAO/WHO. Bên cạnh đó, sản phẩm này cũng bổ sung thêm chất xơ tốt cho tiêu hóa như bộ ba bảo vệ HMO - PDX/GOS – FOS, đây là những dưỡng chất hỗ trợ hệ miễn dịch trẻ vững vàng và tiêu hóa khỏe hơn.

Song song đó, trẻ nên tránh các thực phẩm giàu chất béo bão hòa hay trans-fat, giàu đường từ thức ăn nhanh, kém lành mạnh trong độ tuổi nhỏ.

EQ đóng vai trò quan trọng cho sự thành công và hạnh phúc của trẻ vì nó giúp trẻ nhận thức tốt và biết cách giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan, và nơi đó, trẻ vừa dung hòa được bản thân cũng như với những người khác. Thế giới ngày nay luôn phức tạp, chỉ những đứa trẻ có EQ tốt mới biết cách khéo léo giải quyết vấn đề và phát triển bền vững. Và việc giúp trẻ phát triển EQ là hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua những hoạt động hằng ngày với trẻ cũng như luôn đảm bảo trẻ có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ tốt cho não bộ.

-- 

Nếu phát hiện hoặc chứng nhận hành vi bạo lực, bị hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn vui lòng:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ chính thức các tài khoản của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia bảo vệ Trẻ em:   https : //www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111   https://zalo.me/1249273939821550616
+ Website Tổng đài 111:   Tongdai111.vn