Trong những lần trò chuyện với các cha mẹ, tôi thấy họ thường so sánh đứa trẻ này thông minh hơn đứa trẻ khác, hầu hết họ cho rằng trẻ thông minh là trẻ giỏi toán, nói tiếng Anh sớm, hoặc biết đọc biết viết sớm...
Tuy nhiên, theo GS. Kimball, ĐH Colorado Boulder Mỹ, điều này có thể nguy hiểm nếu đứa trẻ lớn lên trong sự “dán nhãn” như vậy bởi điều đó có thể làm suy nghĩ của trẻ rơi vào 1 định hướng sai lệch về trí thông minh, tức là các con sẽ luôn tin rằng “con chỉ thông minh tới đó thôi, có cố gắng cũng như vậy”. Với định hướng sai lệch này, trẻ lớn lên luôn nghĩ mình là không thể làm tốt hơn dù trẻ thực sự có khả năng. Trong thực tế, trí thông minh được định nghĩa theo cách rất đa dạng.
GS Gardner, được biết như cha đẻ của thuyết đa trí tuệ từ 1980s, từng đưa ra những loại trí thông minh đa dạng nhiều chiều của con người, không phải chỉ là 1 chỉ số IQ cứng nhắc. Do đó, cha mẹ nên có cái nhìn đa chiều về sự thông minh ở trẻ. Đừng so sánh hay gắng ép trẻ "phải đúng" với những tiêu chuẩn nào đó, mà nên xem trẻ là một cá thể độc lập để trẻ có cơ hội được phát triển tốt nhất.
LÀM SAO BIẾT TRẺ THUỘC DẠNG TRÍ THÔNG MINH NÀO?
Cho đến nay, có ít nhất 9 loại trí thông minh được quan tâm nhiều trong nghiên cứu và giáo dục, cái mà cha mẹ có thể tham khảo để hiểu hơn về trẻ:
• Trí thông minh ngôn ngữ: trẻ có khuynh hướng thích các hoạt động như kể chuyện, thuật lại các nguồn tin trẻ nghe hay đọc được. Trẻ có vốn từ phong phú, thích dùng đa dạng từ để diễn đạt điều trẻ muốn thậm chí cả cảm xúc trẻ có. Do đó, đọc sách là một hoạt động rất được yêu thích ở nhóm trẻ này. Khi bạn chơi 1 trò chơi với trẻ, hãy suy nghĩ xem có bao nhiêu ngôn ngữ liên quan đến nó mà trẻ cần biết. Ví dụ, trò ném banh trên vạch trắng trên sân, đây là 1 số ngôn ngữ dùng trong trò chơi như Vạch trắng là "vạch mức", nghĩa là vạch con phải ném trên nó thì mới tính điểm; Vạch màu vàng dưới đất là vạch đứng ném, nghĩa là con phải đứng đây ném, không được bước lên hoặc xa hơn.
• Trí thông minh logic toán học: trẻ thích các hoạt động giúp trẻ nâng cao tư duy và suy luận như làm những thí nghiệm vui, hỏi đáp, chơi xếp hình, đoán chữ, làm toán đố…
• Trí thông minh âm nhạc: trẻ nhạy cảm với nhiều loại âm thanh khác nhau, do đó, các hoạt động chơi với dụng cụ phát ra tiếng hay âm thanh vui tai sẽ gây được sự chú ý của trẻ ở độ tuổi nhỏ. Để phát huy khả năng này của trẻ, bạn nên thường xuyên dẫn trẻ đi dạo hoặc đến những nơi khác nhau để trẻ lắng nghe đa dạng các âm thanh như chim hót, suối chảy, gió thổi,… Các hoạt động ca hát hay chơi nhạc là nên khuyến khích khi trẻ từ 4 tuổi. Trẻ cũng rất dễ học tiếng Anh hay ngoại ngữ nào đó thông qua nghe nhạc của ngôn ngữ đó.
• Trí thông minh hình ảnh không gian: Khái niệm về không gian là khá trừu tượng. không gian có những chiều của nó. Chúng ta quen nhìn ở 1 góc, chỉ muốn nhìn ở chiều quen thuộc và ưa mắt, khi ai đó quay chiều khác đi, ta không quen nữa trở thành những người dễ bị dẫn đường của cảm xúc như lo sợ, lạc lối và hành động thiếu suy nghĩ. Trẻ có trí khôn này thường dễ dàng thoát ra không gian nhỏ bé của trẻ, nhìn 1 sự vật nhiều chiều hơn, đa góc hơn và tầm hiểu biết họ cũng rộng hơn. Một số trò chơi làm tốt thông điệp này là: Trốn tìm rèn luyện không gian suy đoán sự xuất hiện và biến mất, xếp hình bằng giấy thủ công (VD. xếp giấy origami đơn giản), chơi bò trong đường hầm, Chơi với các hình khối, đếm mặt phẳng, đếm góc, đếm cạnh, dạy trẻ các khái niệm lớn nhỏ, bẻ cong của ống hút trong nước...
• Trí thông minh vận động thể chất: trẻ quan tâm đến vận động và di chuyển, do đó các hoạt động vận động trong nhà hay ngoài trời đều gây được sự yêu thích ở trẻ. Ngoài ra, trẻ rất dễ dàng bắt chước và ghi nhớ các cử chỉ hay vận động hình thể trong tập múa, biểu diễn kết hợp tay-chân. Do đó, các hoạt động vui chơi như diễn kịch, bắt chước hành động hay cử chỉ của 1 nhân vật nào đó,… là phát huy rất tốt trí thông minh này của trẻ. Ngoài ra, các hoạt động vui chơi giữ thăng bằng như đi trong 2 vạch kẻ hẹp, hay đi đường dốc… là cũng được khuyến khích.
• Trí thông minh giao tiếp xã hội: trẻ nên được khuyến khích trong các cuộc trò chuyện trong gia đình từ thảo luận và cho ý kiến. Các hoạt động vui chơi tập thể trong nhà như cả nhà cùng chuyền banh hoặc tạo điều kiện để trẻ chơi cùng các bạn hoặc trẻ cùng xón trong các hoạt động tập thể và đồng đội. Trẻ có trí khôn này thường dễ dàng tìm kiếm cơ hội để bộc lộ 2 khả năng: khả năng huy động (lôi kéo) người khác và khả năng tổ chức.
• Trí thông minh nội tâm: trẻ có trí thông minh này thường có hoài bão và ước mơ rõ ràng, do đó nên khuyến khích trẻ cho ý kiến, và đưa lựa chọn trong tất cả các hoạt động vui chơi.
• Trí thông minh thiên nhiên: con thích khám phá, thích động vật, cây cối, thế giới tự nhiên… Do đó, khi trẻ có dấu hiệu tò mò về thế giới xung quanh như thường hỏi cái này cái kia, bạn nên tỏ ra quan tâm đến sự tò mò của trẻ và trả lời nhiều nhất có thể, thậm chí cùng trẻ tìm hiểu. Bạn cũng khuyến khích trẻ cho ý kiến và suy nghĩ về một vấn đề nào đó.
• Trí thông minh hiện sinh: trẻ thường nhận thức bản thân tốt hơn, do đó, trẻ làm tốt các vấn đề cá nhân như tự ý thức và chăm sóc các sinh hoạt cá nhân như sớm đòi tự mặc quần áo, sớm tự dậy hơn là để kêu dậy vào mỗi buổi sáng, … Khi chơi, bạn nên hướng dẫn trẻ rõ ràng từng bước của các hoạt động hay trò chơi là sẽ giúp trẻ dễ phát huy trí khôn này. VD, dạy trẻ cách rửa tay…
Nghiên cứu về sự thông minh trẻ nhỏ là một lĩnh vực phức tạp, chưa ai có thể hiểu tất cả và vẫn đang nghiên cứu. Đây chỉ là một công cụ để cha mẹ tham khảo và nên hiểu rằng mỗi đứa trẻ có thể có mối quan tâm và sự thông minh ở một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau.
LÀM SAO NUÔI DƯỠNG MỘT THIÊN TÀI?
Bên cạnh các hoạt động vui chơi cùng trẻ ở trên, đây là những điều cốt lõi để giúp trẻ phát triển tối ưu cho dù trẻ có sở hữu loại trí thông minh nào:
• Đọc sách cho trẻ về đa dạng chủ đề nhằm giúp trẻ nhận ra những mối quan tâm khác nhau trong cuộc sống. Đặc biệt với bé gái, cha mẹ nên cho trẻ hiểu rằng không có nghề hay lĩnh vực nào mà nữ giới không làm được.
• Dành thời gian giao tiếp và vui chơi với trẻ
• Khi trẻ hỏi về vấn đề nào đó, bạn nên trân trọng và trả lời trẻ.
• Để trẻ dễ dàng ghi nhớ, nhận thức và học hỏi các kỹ năng, não bộ của trẻ cần phải phát triển đầy đủ các vùng chức năng. Để làm được điều này, chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển não bộ trong độ tuổi dưới 6 tuổi là rất quan trọng vì lúc này não trẻ sẽ phát triển hơn 90% kích thước của não người lớn. Do đó, chế độ ăn trẻ cần đa dạng nguồn đạm từ thịt, cá trứng sữa.. để trẻ nhận đủ các axit amin thiết yếu. Bên cạnh đó, các chất béo tốt như Omega-3 và Omega-6 rất quan trọng cho hình thành cấu trúc não bộ trong giai đoạn này. Một nghiên cứu tại Anh cho thấy chất béo Omega-3/Omega-6 giúp cải thiện khả năng đọc, đánh vần cũng như sự tập trung, ghi nhớ ở trẻ. Khi nhắc đến chất béo omega-3 chúng ta thường nghĩ ngay đến các loại cá dầu, nhưng thực tế thực vật cũng là một nguồn tốt cho cả omega-3 và omega-6. Hơn nữa, trong thực vật cũng thường chứa thêm thành phần vitamin E tự nhiên giúp chất béo Omega bền vững hơn. Như, dầu hạt lý chua đen là điển hình có tỷ lệ omega-6/omega-3 theo tỷ lệ 4:1. Theo TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Irael cho biết tỷ lệ này là lí tưởng và có liên quan tích cực đến các hoạt động phát triển cấu trúc não bộ ở giai đoạn sớm. Omega từ dầu lý chua đen đã và đang được ứng dụng nhiều trong các loại dược phẩm, thực phẩm phổ biến ở Châu Âu như trong sản phẩm Fitobimbi Omega Junior của Italy. Đây là sản phẩm đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới gồm các nước như Anh, Pháp, Đức… và cũng đã có mặt ở Việt Nam.
Rất nhiều cha mẹ chọn cách bù đắp những phần con đang khuyết hoặc chưa tốt thay vì phát huy thế mạnh của con. Điều này sẽ dẫn đến 1 bức tranh tương lai: đứa con hoặc quá áp lực vì phải giỏi toàn diện hoặc quá bình thường. Điều này có thể vô tình là bạn đang làm trẻ không phát huy được tối đa khả năng của trẻ, thậm chí muốn đến thành công trẻ sẽ phải đi 1 con đường vòng - Điều mà nhiều người trẻ ngày nay bị mắc phải.
Note
Sternberg, R.J. (2020) The Cambridge Handbook of Intelligence. Cambridge University Press
---
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616