Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi cha mẹ cảm thấy chưa sẵn sàng hoặc gặp khó khăn khi tìm cách giải quyết là hành động hết sức được khuyến khích. Các tổ chức, cơ quan luôn sẵn hàng hỗ trợ gia đình và trẻ.
Ngoài ra, có nhiều cách để tiếp cận vấn đề này với trẻ, tuy nhiên cha mẹ hãy cố gắng dẫn dắt thật tự nhiên, theo một số hướng dẫn dưới đây.
MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CÁCH TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ
Gợi ý 1: Tạo dựng mối quan hệ tin cậy và cởi mở với con cái
• Khuyến khích trẻ nói ra sự việc. Điều này thường được bắt đầu bằng cách hỏi trẻ là chuyện đó xảy ra như thế nào hoặc bất kỳ điều gì trẻ muốn nói.
• Xây dựng những kênh giao tiếp cởi mở với trẻ là yếu tố quyết định để trẻ cảm thấy thoải mái chia sẻ những điều các em đang quan tâm với bạn.
• Khi trẻ nói ra câu chuyện của mình, bạn hãy lắng nghe và phản hồi một cách tế nhị.
• Hãy cho các em biết là nếu các em muốn chia sẻ bất cứ điều gì với bạn, các em không bao giờ phải sợ là sẽ bị phạt hay bị trách mắng.
Gợi ý 2: Hãy nói với trẻ về tình dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ
• Điều này bao gồm cả việc trao đổi về những thay đổi về cơ thể, sức khỏe tình dục và những mối quan hệ lành mạnh.
• Khi cha mẹ chia sẻ những thông tin này, trẻ em sẽ không cảm thấy bối rối hoặc thiếu thông tin nữa. Chúng ta biết rằng, kẻ xâm hại thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết của trẻ để xâm hại trẻ.
Những nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra gợi ý phù hợp với lứa tuổi, như sau:
Gợi ý 3: Dạy trẻ cách bảo vệ bản thân từ khi còn nhỏ.
- Bao gồm dạy trẻ tên chính xác của các bộ phận cơ thể. Điều này giúp trẻ hiểu biết hơn về cơ thể và có vốn từ vựng đầy đủ để mô tả tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Trẻ em cần được khuyến khích nhận biết về cảm giác và những tín hiệu của cơ thể (ví dụ, bồn chồn, nóng, muốn khóc, run chân, tim đập nhanh, khô miệng...). Nhận biết và phản ứng với những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn khi nào các em cần sự giúp đỡ.
- Một cách hiệu quả khác để dạy trẻ từ khi còn nhỏ là “NÓI KHÔNG, ĐI KHỎI và CHIA SẺ”. Đây là những chiến lược để trẻ áp dụng khi nhận thấy một tình huống có nguy cơ.
Dạy cho trẻ biết, các em có quyền nói “KHÔNG”, ví dụ khi một ai đó yêu cầu em làm một điều gì đó mà em không muốn hoặc làm em sợ. Nếu có thể, các em có thể ĐI KHỎI tình huống đó. Nên thường xuyên khuyến khích trẻ rằng trẻ nên CHIA SẺ với người lớn, khi xảy ra điều gì đó mà em không thích. Một điều quan trọng nữa là nên dạy trẻ về sự khác nhau giữa “bí mật vui” và “bí mật buồn”. Dạy trẻ phân biệt giữa “bí mật vui” và “bí mật buồn” và luôn KỂ cho chúng ta về những bí mật mà làm các em lo lắng, hay phải chịu đựng, là điều cần thiết. Xâm hại tình dục trẻ em thường hiếm khi xảy ra một lần rồi dừng lại. Kẻ xâm hại thường tìm mọi cách để trẻ phải giữ bí mật, nhằm tiếp tục xâm hại trẻ. Chúng ta có thể dạy những trẻ lớn hơn về sự mua chuộc hay đe dọa.
TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ Ở ĐÂU
Đã có rất nhiều bước tiến tích cực để bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại tình dục ở quốc gia và khu vực. Cha mẹ hiểu rõ nhất khi một trẻ em gặp nguy hiểm, nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ đứa trẻ đó. Phụ huynh luôn có sự trợ giúp ngay trong chính cộng đồng của mình.
• Nhiều tổ chức ở địa phương có thể giúp điều phối và cung cấp thông tin. Một số có thể hỗ trợ trực tiếp.
• Chính phủ hỗ trợ các gia đình khó khăn để đảm bảo trẻ em phát triển lành mạnh.
• Chính phủ hỗ trợ đường dây tư vấn để hỗ trợ trẻ em trai, trẻ em gái, gia đình trẻ và bất cứ ai quan tâm, có thể gọi tới để nhận được thông tin tư vấn.
• Chính phủ đã ban hành luật về bảo vệ trẻ em và xử lý các trường hợp xâm hại trẻ em.
• Công an theo dõi và điều tra các vụ việc liên quan tới xâm hại trẻ em.
• Tòa án sẵn sàng buộc tội những kẻ xâm hại trẻ em.
• Chính quyền các tỉnh thành triển khai các chiến dịch bảo vệ trẻ em.
• Có đường dây nóng để báo cáo các trường hợp nghi ngờ xâm hại tình dục trẻ em: Tổng đài quốc gia 111.
-------------
Nguồn tham khảo: Tài liệu Phòng ngừa Xâm hại Tình dục trẻ em: Hướng dẫn thảo luận với Cha mẹ và Người chăm sóc: https://www.wvi.org/sites/default/files/VIETNAMESE_Parents%20&%20carers%20Toolkit.pdf
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616