• 111
  • lang
  • lang

Trò chuyện với trẻ về xâm hại tình dục giúp cha mẹ hiểu rõ tình hình

Cha mẹ cần biết rằng những kẻ xâm hại trẻ em ngoài kia có thể không hành động một mình vì có không ít người tiếp tay cho chúng, thông qua các chiêu trò ẩn nấp dưới các trung tâm chăm sóc trẻ, cơ sở giáo dục...

NHỮNG KẺ XÂM HẠI SẼ KHÔNG HOẠT ĐỘNG MỘT MÌNH, VẪN CÓ NHIỀU KẺ TIẾP TAY CHO HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ví dụ: trong nhiều trường hợp đã xác định, kẻ xâm hại là nam giới dùng “bạn gái” để giúp hắn mua chuộc và chi phối trẻ. Trẻ em có xu hướng tin tưởng phụ nữ hơn. Có nhiều trường hợp, phụ nữ hỗ trợ nam giới để xâm hại trẻ em. Ví dụ: bạn bè, bạn gái, má mì hay gái gọi.

CHA MẸ CÓ THỂ TRÒ CHUYỆN NHƯ THẾ NÀO VỚI TRẺ VỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM?

Dù chủ đề này có nhạy cảm như thế nào đối với cả cha mẹ và trẻ, cha mẹ vẫn cần tìm kiếm cơ hội phù hợp. Ở một số thời điểm của cuộc đời, trẻ em nói chung trở lên tò mò về tình dục và các em biết đó là một chủ đề cấm kỵ. Đôi khi, sự tò của của trẻ khiến các em tìm kiếm và chia sẻ thông tin ngoài luồng về tình dục, từ những người khác hoặc từ internet. Trẻ em sẽ học về tình dục cho dù chúng ta có muốn điều đó hay không. Trẻ sẽ tìm kiếm thông tin từ những nguồn khác nhau và những thông tin các em tìm được có thể là không chính xác, thậm chí nguy hiểm. Đôi khi những kẻ xâm hại lợi dụng ngay sự thiếu hiểu biết về vấn đề tình dục của trẻ để xâm hại.

Đối với những lứa tuổi khác nhau, cách thức cha mẹ, người chăm sóc trẻ trò chuyện, tiếp cận vấn đề sẽ khác nhau. Và đây cũng là lý do các trường học được khuyến khích dạy các em về giáo dục giới tính một cách chính thức, rộng rãi và không e ngại khi đề cập về chủ đề xâm hại tình dục.

TRÒ CHUYỆN ĐỂ NHẬN BIẾT TRẺ CÓ ĐANG HOẶC CÓ NGUY CƠ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC

Bằng sự hiểu biết và cảnh giác, cha mẹ và người chăm sóc có thể giúp làm giảm nguy cơ trẻ em bị xâm hại. Thông qua việc nhận ra và quan tâm đến tất cả mối quan hệ của con em với những người lớn, cha mẹ có thể nâng cao mức độ bảo vệ cho con em mình.

Ngoài ra, những kẻ xâm hại có thể nhắm đến những trẻ em bị bỏ rơi hoặc những trẻ em có rắc rối trong môi trường gia đình. Tuy nhiên tất cả các em đều có nguy cơ, thậm chí kể cả những em ở trong gia đình có sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Do đó, một trong những cách phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ trẻ em tốt hơn, đó là thúc đẩy quan hệ cởi mở và trao đổi với con trai và con gái chúng ta, ngay từ khi còn nhỏ, về cách phòng thân.

Cha mẹ hãy luôn nhớ rằng trao đổi với con trai và con gái đều quan trọng như nhau vì cả hai giới đều có nguy cơ bị xâm hại. Hãy thuờng xuyên khuyến khích trẻ em nhận định đâu là “người lớn an toàn” mà các em có thể trao đổi khi cảm thấy “có rắc rối”.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tạo ra bầu không khí thoãi mái khi trẻ muốn chia sẻ, muốn trò chuyện mà không sợ bị mắng hay đổ lỗi. Đôi khi, trẻ em không chia sẻ một điều gì đó quan trọng với cha mẹ, bởi vì các em sợ bị mắng hay đổ lỗi. Kẻ xâm hại thường lợi dụng sự sợ hãi này của trẻ để thực hiện ý đồ của chúng.

 

Mời theo dõi các phần tiếp theo

-------------

Nguồn tham khảo: Tài liệu Phòng ngừa Xâm hại Tình dục trẻ em: Hướng dẫn thảo luận với Cha mẹ và Người chăm sóc: https://www.wvi.org/sites/default/files/VIETNAMESE_Parents%20&%20carers%20Toolkit.pdf
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616