• 111
  • lang
  • lang

Từ 1/7 trẻ em dưới 14 tuổi cũng được cấp thẻ căn cước

Theo Dự thảo Luật căn cước thì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được cấp thẻ căn cước khi có nhu cầu. Theo đó, họ tên của công dân dưới 14 tuổi sẽ được thể hiện trên thẻ căn cước.

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước thay thế Luật Căn cước công dân 2014 từ ngày 1/7, theo đó, sẽ có một số thông tin sẽ thay đổi trên thẻ căn cước.

Từ 1/7 trẻ em dưới 14 tuổi cũng được cấp thẻ căn cước khi có yêu cầu.

Trẻ em dưới 14 tuổi cũng được cấp thẻ căn cước

Tại Điều 19 Dự thảo Luật Căn cước quy định về người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. Người dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Như vậy, theo Dự thảo Luật căn cước thì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được cấp thẻ căn cước khi có nhu cầu. Theo đó, họ tên của công dân dưới 14 tuổi sẽ được thể hiện trên thẻ căn cước.

Đây không hẳn là thay đổi về thông tin trên thẻ, mà cụ thể hơn là điểm mới về đối tượng được cấp thẻ căn cước.

Bỏ dấu vân tay

Theo đó, Luật Căn cước vừa được thông qua đã nêu rõ các trường thông tin thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước. Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.

So với Luật Căn cước công dân 2014, vân tay đã được lược bỏ, không cần thể hiện trên thẻ căn cước.

Việc dự thảo bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ.

Quê quán đổi thành nơi đăng ký khai sinh

Thẻ Căn cước công dân hiện nay có mục ghi thông tin quê quán lấy theo quê quán của cha/mẹ.

Tới 1/7, theo Dự thảo Luật Căn cước thì thông tin về quê quán trên thẻ Căn cước sẽ bị lược bỏ và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Mục thông tin quê quán được thay bằng thông tin về nơi đăng ký khai sinh/nơi sinh.

Nơi thường trú đổi thành nơi cư trú

Theo nội dung tại Dự thảo Luật Căn cước, nội dung thể hiện trên thẻ căn cước mới sẽ không còn thông tin nơi thường trú, thay vào đó là thông tin nơi cư trú.

Theo Luật Cư trú 2020 thì nơi cư trú của công dân là nơi công dân đó thường xuyên sinh sống, có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó.

 

Những trường hợp phải đổi thẻ căn cước từ 1/7

1. Khi đến độ tuổi phải đổi thẻ căn cước: Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Khi thay đổi các thông tin về: Họ, chữ đệm, tên khai sinh và ngày tháng năm sinh.

3. Khi thay đổi nhân dạng hoặc xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính.

4. Khi thông tin trên thẻ căn cước có sai sót.

5. Khi đơn vị địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh.

6. Khi số định danh cá nhân được xác lập lại.

7. Khi công dân sở hữu thẻ căn cước/Căn cước công dân (CCCD) có yêu cầu.

8. Trường hợp phải cấp lại thẻ căn cước dù chưa đến độ tuổi phải đổi thẻ căn cước: Thẻ căn cước bị mất hoặc bị hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; Khi công dân Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.

----

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến ​​hành động bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi điện đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua ứng dụng của Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng Đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em:       https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111       https://zalo.me/1249273939821550616
+ Website Tổng đài 111:     Tongdai111.vn

Tổng đài hoạt động 24/7 và hoàn toàn miễn phí.