• 111
  • lang
  • lang

Unicef: 5 cách đảm bảo trẻ em có được trải nghiệm tích cực và an toàn trên môi trường trực tuyến khi cách ly tại nhà trong bối cảnh đại dịch

Nếu gia đình bạn phải cách ly tại nhà do bùng phát dịch COVID-19, chắc hẳn con bạn đang dành nhiều thời gian hơn trên mạng.  Rất nhiều hoạt động như lên lớp, trò chuyện với bạn bè hay ông bà và thậm chí học nhạc đã chuyển sang hình thức trực tuyến.

Kết nối Internet giúp giảm nhẹ tác động mà trạng trái bình thường mới gây ra cũng như khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên tiếp tục sinh hoạt thường nhật. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những thách thức mới đối với các bậc phụ huynh. Làm thế nào để bạn có thể tối đa hóa lợi ích mà Internet mang lại, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn? Đây vốn là một điều khó cân bằng trong điều kiện bình thường, huống chi trong bối cảnh khủng hoảng y tế như COVID-19.

Sau đây là 5 cách bạn có bảo vệ an toàn cho trẻ em trên môi trường trực tuyến:

 

Trao đổi thẳng thắn với trẻ về việc trẻ trò chuyện với ai và như thế nào. Đảm bảo trẻ hiểu giá trị mà những tương tác tử tế và cổ vũ lẫn nhau mang lại, và rằng những hành vi xấu tính, phân biệt đối xử hoặc không phù hợp trong giao tiếp là không thể chấp nhận được dù trong hoàn cảnh nào. Nếu con bạn gặp phải bất kỳ tình huống nào như vậy, khuyến khích trẻ kể ngay với bạn hoặc một người lớn mà trẻ tin cậy.  Cảnh giác nếu thấy con có vẻ buồn bực hoặc lén lút khi sinh hoạt trực tuyến hoặc con bị bắt nạt trên mạng.

Thiết lập các quy tắc về việc sử dụng các thiết bị điện tử như thế nào, khi nào và ở đâu cùng với con.

Kiểm tra xem thiết bị của con có đang chạy phiên bản phần mềm và chương trình diệt vi-rút mới nhất hay không, và đã bật các cài đặt bảo vệ quyền riêng tư hay chưa. Che kín webcam khi không sử dụng. Đối với trẻ nhỏ, các công cụ như phần mềm kiểm soát cho cha mẹ, bao gồm tìm kiếm an toàn, có thể giúp đảm bảo trải nghiệm tích cực trên mạng cho trẻ em.

Cẩn thận với các tài nguyên học tập trực tuyến miễn phí. Trẻ không cần cung cấp ảnh hoặc tên đầy đủ để sử dụng các tài nguyên này. Đừng quên kiểm soát các cài đặt bảo vệ quyền riêng tư để giảm thiểu lượng dữ liệu bị thu thập. Dạy cho trẻ biết cách bảo mật thông tin cá nhân, đặc biệt là trước người lạ.

Tạo cơ hội cho trẻ tương tác an toàn và tích cực với bạn bè, gia đình và chính bạn trên trực tuyến. Lúc này, kết nối với người khác trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đây có thể là cơ hội tuyệt vời để bạn làm gương cho con về cách thể hiện sự tử tế và thấu cảm trong “tương tác ảo”.

Giúp trẻ nhận biết và tránh tin giả cùng những nội dung không phù hợp với lứa tuổi, có khả năng gây thêm lo lắng về vi-rút COVID-19. Các tổ chức chính thống như UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới cung cấp nhiều tài nguyên số để bạn và trẻ có thể cùng nhau tìm hiểu về vi-rút.

Dành thời gian cùng với trẻ để xác định các ứng dụng, trò chơi và hình thức giải trí trực tuyến khác phù hợp với lứa tuổi.

Thúc đẩy và dõi theo những hành vi tốt của trẻ trên trực tuyến và trong các cuộc gọi video. Khuyến khích trẻ cư xử tử tế và tôn trọng bạn cùng lớp, chú ý ăn mặc và tránh tham gia các cuộc gọi video từ phòng ngủ. 

Làm quen với các chính sách và đường dây nóng của nhà trường để trình báo hành vi bắt nạt trên mạng hoặc nội dung trực tuyến không phù hợp.

Trẻ em dành càng nhiều thời gian trên mạng, càng dễ tiếp xúc với nhiều quảng cáo về thực phẩm không lành mạnh, phổ biến định kiến giới hoặc chứa tư liệu không phù hợp với lứa tuổi. Giúp trẻ nhận biết các quảng cáo trên mạng và tận dụng cơ hội này để cùng trẻ phân tích những điểm không hay trong các thông điệp tiêu cực mà bạn bắt gặp.

Thời gian ở nhà có thể là một cơ hội tuyệt vời để trẻ phát huy tiếng nói của mình ở trên mạng, từ đó chia sẻ quan điểm cũng như hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc khủng hoảng này.

Khuyến khích trẻ tận dụng các công cụ số để vận động, chẳng hạn như các video tập thể dục trực tuyến cho trẻ em và trò chơi điện tử đòi hỏi vận động thể chất.

Đừng quên cân đối giữa giải trị trên mạng và các hoạt động ngoại tuyến, bao gồm vui chơi ngoài trời nếu có thể. 


Thông tin do Sarah Jacobstein, Chuyên gia Kinh doanh & Quyền Trẻ em, UNICEF Hoa Kỳ cung cấp

Bài báo này ban đầu được xuất bản vào ngày 16 tháng 4 năm 2020. Nó được cập nhật lần cuối vào ngày 4 tháng 2 năm 2021.

---

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061