Một thống kê gần đây ở Mỹ cho thấy những chi phí mà cha mẹ phải tiêu tốn cho các vấn đề sức khỏe và bệnh tật tuy chỉ trong 5 năm đầu đời của trẻ nhưng nhiều gấp đôi so với giai đoạn 14 năm sau đó. Tuy nhiên vấn đề này không chỉ là ở chi phí mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác như sức lực, thời gian của cha mẹ…
Có 1 cái vòng tròn được đồng ý nhiều nhất dưới góc nhìn khoa học liên quan đến vấn đề hay bệnh ở trẻ nhỏ đó là bệnh tật và dinh dưỡng kém. Nó cũng liên quan đến tỷ lệ tử vong do bệnh là rất cao ở trẻ nhỏ.
VÒNG TRÒN ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Dinh dưỡng kém (1) --> thiếu năng lượng và vi chất (2) --> miễn dịch kém (3)--> dễ bị bệnh (4) --> bệnh rồi thì cần nhiều năng lượng đối phó bệnh, vị giác kém, cơ thể hấp thu kém (5)--> lại dinh dưỡng kém (1)
Trẻ rơi vào bất cứ điểm nào trong vòng tròn này, sẽ bị cuốn theo nó đến khi không thể chịu đựng được nữa.
VD, trẻ biếng ăn, ăn kém có thể rơi vào số (2) và bắt đầu vòng tròn (2) --> (3) --> (4) --> (5) --> (1) --> (2) cứ thể mà tiếp tục, tình trạng sẽ kém dần. Cha mẹ thì cứ quay mòng mòng hết bệnh, rồi biếng ăn, biếng ăn, rồi lại bệnh…Khi nào mới dứt!
TẠI SAO TRẺ NHỎ DỄ BỊ VƯỚNG VÒNG TRÒN NÀY?
Đơn giản, cơ thể trẻ còn non nớt về mặt miễn dịch và chỉ đang trong giai đoạn học hỏi hành vi ăn uống. Người lớn chán ăn cái này, thì sẽ cố ăn cái kia bù lại, nhưng trẻ con nào có biết và cũng chẳng nhận thức được “ăn cho khỏe”. Quá nhiều bất cập ở tuổi nhỏ dẫn đến trẻ rất mong manh cho vòng quay bánh răng luẩn quẩn không dứt này. Ngoài nguy cơ bệnh tật khi rơi vào vòng tròn, hậu quả của trẻ phải trả giá còn là chậm tăng trưởng chiều cao, khả năng nhận thức kém và IQ có thể giảm so với trẻ không bị dính vào hoặc ít bị dính.
PHÉP GIẢI CHO VÒNG TRÒN
Hiện nay, khoa học đã giúp ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân hay bệnh ở trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu của TS. Katona, ĐH California, Los Angeles, Mỹ và nhóm TS. Lancioni, ĐH Oregon, Hà Lan đã cho biết: dinh dưỡng đúng, đa dạng giúp cung cấp đủ năng lượng và những vi chất quan trọng cho hoạt động tự bảo vệ của cơ thể- đó là điểm mấu chốt giúp dừng lại bánh răng tai quái này. Ăn uống đa dạng, cân bằng cũng cần quan tâm đến gia tăng chất xơ từ thực phẩm - nguyên liệu quan trọng không chỉ hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt, ít táo bón, mà còn giúp hệ lợi khuẩn đường ruột của trẻ phát triển khỏe mạnh
Do đó, việc đầu tư chăm chút bữa ăn cho trẻ ngay từ bây giờ, đặc biệt với 4 nhóm trẻ nguy cơ bên dưới, là bạn đang đầu tư giảm cả tiền của và sức lực trong nuôi dạy trẻ vì khi trẻ được trang bị một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ tự phá vỡ vòng tròn dễ dàng. Hơn nữa, trẻ cũng giảm được nhiều hậu quả khi phải chạy lòng vòng trong vòng tròn này.
4 nhóm trẻ có nguy cơ cao:
● Trẻ nhẹ cân
● Trẻ thích ăn những món không lành mạnh
● Trẻ hay nhiễm bệnh & miễn dịch kém
● Nhóm trẻ đặc biệt: gồm trẻ sinh non, trẻ sinh đôi hoặc do chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc mang thai không đầy đủ, mẹ bị đái tháo đường thai kỳ.
LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG
1. Cân đối bữa ăn cho trẻ đầy đủ rau, củ, quả. Nên tập cho bé ăn đa dạng thay vì đợi lớn bởi vì trước 6 tuổi, trẻ có thể tập và ăn được tất cả rau, củ, quả trừ khi bạn không tập cho trẻ.
2. Với trẻ ăn uống không đa dạng, đặc biệt rơi vào nhóm thứ 2 và 3, việc ăn uống của trẻ thường khó khăn hơn. Do đó, cha mẹ cần chăm chút hơn vào bữa ăn cho trẻ. Nếu trẻ biếng ăn trong bữa chính cha mẹ cần tăng chất lượng bữa phụ. Trong các bữa phụ nên lựa chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh, và tiện dụng cho trẻ. Bên cạnh đó bạn cũng tạo thêm sự hứng thú trong từng bữa ăn của trẻ. VD Tạo sự hứng thú cho trẻ thông qua “đoán màu” món ăn. Bữa phụ cơ bản nên gồm 2 món chính: 1 món giàu đạm, 1 món giàu vitamin và chất xơ.
• Nhóm giàu đạm như bánh cá hồi, thịt gà chiên, 1 quả trứng, phô mai, tôm chiên… Chế biến dạng tiện dụng cho trẻ. Như trứng luộc thay vì trứng chiên
• Nhóm giàu vitamin và chất xơ- đây là nhóm “đoán màu” để tăng tính tò mò của trẻ như 1 loại quả nào đó (VD, 2-3 quả dâu tây) hoặc tìm một số loại thức uống , sữa mà trẻ thích trẻ sẽ hứng thú tham gia.
Lựa chọn sữa, thức uống dinh dưỡng mà trẻ thích trong chiến lược này.
Nó vừa phải cung cấp chất dinh dưỡng và cũng phải gây tò mò hứng thú cho trẻ. Lấy ví dụ bữa phụ hôm nay của trẻ là 1 chai Fristi chẳng hạn. Bạn bỏ chai Fristi này vào 1 chiếc hộp bí mật, để trẻ tò mò đoán màu và sau đó là lúc con được thưởng thức chiến lợi phẩm nạp năng lượng. Về thành phần loại thức uống này với thành phần sữa, vitamin A,B,D và bổ sung thêm chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
# Vì sao chúng ta cần quan tâm những vitamin này cho trẻ: Như chúng ta thường biết về vai trò của những vitamin này với cơ thể như sáng mắt (vitamin A), sinh tổng hợp máu khỏe mạnh (vitamin nhóm B) và hệ cơ xương chắc khỏe (vitamin D). Tuy nhiên, chúng còn có nhiều vai trò quan trọng khác như trong đáp ứng miễn dịch chống lại tác nhân bệnh thông qua “tạo bẫy”, kêu gọi, xúc tác… tạo nên tính toàn vẹn của hệ miễn dịch. Ngoài ra, chất xơ cũng rất quan trọng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
3. Nếu trẻ ăn lệnh 1-2 món- nghĩa là trẻ chỉ thích ăn vài món, mà từ chối hầu hết các món khác. Trứng gà thường là món các bé ăn lệch thích ăn, nhưng rau và thịt lại không. Giải pháp nằm ở sự kiên nhẫn của cha mẹ, cứ 2 ngày giới thiệu lại món mới và làm như vậy ít nhất 12 lần, sẽ giúp trẻ chịu ăn món mới. Thay đổi cách chế biến hay phối hợp thức ăn cũng là 1 giải pháp. Đừng rập khuôn chỉ cho bé ăn cháo hoặc cơm, hãy thử với mì, bún, nui, khoai tây tươi. Các loại này có thể chiên hoặc xào. Bạn cũng đừng rập khuôn món nào cũng dằm nát, mà hãy chiên giòn, xé nhỏ, xiên que..và làm mẫu khuyến khích trẻ ăn giống bạn.
---
Sưu tầm.
----
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616