• 111
  • lang
  • lang

Xây dựng chiếc kiềng với 3 chân vững chắc cho sự phát triển của trẻ: hệ miễn dịch, thông minh trí tuệ và thông minh cảm xúc.

Một thống kê từ trung tâm nghiên cứu Pew, Mỹ đã cho thấy, nếu như năm 1965, người mẹ dành khoảng 10 tiếng/tuần còn người bố chỉ dành khoảng 2.5 tiếng/tuần để chăm sóc, trò chuyện và vui chơi cùng trẻ, thì sau đó khoảng 50 năm (vào năm 2016) thời gian người mẹ dành cho trẻ đã tăng lên 14 tiếng/tuần, còn người bố có sự cải thiện rõ rệt dành khoảng 8 tiếng/tuần với trẻ. Vì sao có sự thay đổi tích cực này? Bởi vì ngày càng có nhiều cha mẹ nhận ra vai trò quan trọng của mình trong những năm đầu đời của trẻ. Khoa học cũng đã chứng minh đây là giai đoạn quan trọng cho phát triển não bộ, cảm xúc cũng như liên quan mật thiết đến sức khỏe lâu dài của trẻ.

Do đó, cha mẹ cần sớm định hình và xây dựng chiếc kiềng với 3 chân hệ miễn dịch, thông minh trí tuệ và thông minh cảm xúc thật vững chắc. Cụ thể,

1. Trụ cột thứ nhất - Hệ miễn dịch: Là yếu tố then chốt để trẻ phát triển về mặt thể chất và có mối liên hệ mật thiết với việc phát triển trí thông minh (IQ) cũng như phát triển năng lực quản lý cảm xúc (EQ). Điều này đã được trường Y, ĐH Virginia kiểm chứng và chỉ ra rằng: Trong 6 năm đầu đời nếu trẻ nào có sức đề kháng yếu, thường xuyên bệnh tật sẽ có nhiều hạn chế hơn trong quá trình phát triển trí não đối với trẻ khác.

2. Trụ cột thứ hai - Thông minh cảm xúc: TS. Lisa Firestone, GĐ Viện nghiên cứu và giáo dục Glendon, đã cho biết: “Điều chỉnh cảm xúc tốt có thể giúp chúng ta tiên đoán được 54% sự thành công của một đứa trẻ trong các mối quan hệ, tính hiệu quả của công việc, giữ gìn sức khỏe và đòi hỏi cho chất lượng cuộc sống khi chúng trưởng thành.” Nghiên cứu của Lisa cũng cho biết thêm những trẻ được rèn luyện cảm xúc tốt có những điểm số tốt tại trường và biết lựa chọn tốt hơn trong các hoạt động.

3. Trụ cột thứ ba– Thông minh trí tuệ: khi nói đến trí tuệ, chúng ta thường nghĩ đến IQ, nghĩa là phải thông minh, làm được “ào ào” các bài toán khó... Nhưng, thực ra nó bao gồm việc trẻ cần được phát triển năng lực tư duy, đánh giá và phản biện để giải quyết một vấn đề.

CHA MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ XÂY DỰNG “KIỀNG 3 CHÂN VỮNG CHẮC” CHO TRẺ

1. Dinh dưỡng quan trọng cho sự khởi đầu khỏe mạnh

Hippocrates - ông tổ của nền y học Phương Tây, từng nói “bệnh tật xuất phát từ đường ruột”. Dù câu nói này đã có từ cách đây hơn 2000 năm, nhưng đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị và y học hiện đại một lần nữa cũng khẳng định điều này vì đường ruột con người là nơi nắm giữ khoảng 80% các tế bào miễn dịch của cơ thể.

Do đó, để giúp trẻ có khởi đầu khỏe mạnh, cha mẹ nên:

+ Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời và sau đó tiếp tục cho con bú cùng với bổ sung thực phẩm thích hợp cho đến 2 tuổi.

+ Khuyến khích trẻ ăn đa dạng rau củ quả, đặc biệt là các thực phẩm hay thức uống có bổ sung lợi khuẩn. Trong đó, các chất xơ tan như PDX/GOS & FOS được xem là nguồn thực phẩm tốt cho các lợi khuẩn đường ruột.

+ Kết hợp ăn uống các loại thực phẩm, sữa chứa HMO để tạo nên bộ ba bảo vệ HMO - PDX/GOS & FOS giúp tạo ra các tác động miễn dịch ở ngoài đường tiêu hóa, từ đó tăng sức đề kháng cho trẻ.

+ Khuyến khích trẻ ăn cá, đặc biệt là các loại cá dầu như cá thu, cá hồi, lươn, cá chép khoảng 2 ngày/tuần để bổ sung chất béo omega-3 DHA tốt cho não bộ.

Ngoài DHA, gần đây chúng ta cũng thường nghe nhắc đến thành phần MFGM - thực ra đây là một hợp chất có trong sữa mẹ tự nhiên và nhiều loại sữa khác. Có vai trò chính là phát triển não bộ và hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Đơn cử là, trong nghiên cứu của TS. Veereman cho thấy MFGM giúp tăng khả năng tập trung, điều hòa cảm xúc và hành vi ở trẻ nhỏ. Còn phức hợp protein có trong MFGM thì liên quan đến hỗ trợ tăng cường miễn dịch thông qua cân bằng nội mô ruột chống lại sự xâm nhập của vi trùng.

Với bằng chứng hiện tại, ba dưỡng chất quan trọng gồm HMO - PDX/GOS & FOS, DHA và MFGM có liên quan đến sự phát triển cân bằng hệ miễn dịch, IQ và EQ. Sự thiếu hụt những thành phần này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cân bằng của trẻ.

2. Xây dựng sự tự tin và thành công ở trẻ

a. Trẻ nhỏ học từ trải nghiệm, không có đúng sai, chỉ là trải nghiệm.

Trẻ nên được khuyến khích tham gia vào mọi hoạt động. Trong những hoạt động này trẻ cần là chính trẻ và trẻ cũng chính là người nhận ra vấn đề và giải quyết chúng.

VD: Khi trẻ không hài lòng một điều gì đó, trẻ thường đập đầu vào gối. Hành vi này không phải "cách gây áp lực" mà chúng ta hay nghĩ. Đơn giản là thể hiện 1 "sự rối bời" trong tìm cách giải quyết của trẻ. Lúc này cha mẹ cần bình tĩnh, giữ con lại bằng hai tay để cho trẻ lấy lại sự chú ý - tín hiệu này cho trẻ biết bạn đang lắng nghe. Hãy hỏi con bằng những câu hỏi để giúp trẻ diễn đạt vấn đề rõ hơn. Có những câu hỏi cần câu trả lời của trẻ, nhưng cũng có những câu hỏi chỉ cần mang tính dẫn dắt để trẻ mở rộng diễn đạt. Khi trẻ bình tĩnh, hãy cho trẻ biết việc đập đầu vào gối là không cần thiết, khi cần con hãy nắm tay mẹ, mẹ sẽ trả lời con.

b. Luôn cho trẻ được đưa ra ý kiến cũng như tôn trọng ý kiến của trẻ

c. Tranh luận với trẻ, không có ý kiến sai hay đúng, chỉ là cách mở rộng vấn đề.

Khi tranh luận, bạn nên lắng nghe ý kiến của trẻ, hơn là dùng sự la hét, ép buộc trẻ phải đồng ý với ý kiến của bạn. Tại sao nó quan trọng? Vì khi đó trẻ cảm thấy trẻ được lắng nghe, trẻ sẽ tự tin tư duy và cho ý kiến hơn. Đó là cách mà bạn giúp trẻ trở nên thông minh hơn. Nếu bạn ép buộc trẻ nghĩ và làm theo bạn thì trẻ chỉ nhận lấy quan niệm từ bạn hơn là nhật ra sự thật của vấn đề.

d. Dạy trẻ ngôn ngữ để trẻ diễn đạt cảm xúc cũng như điều trẻ muốn

Trẻ nhỏ thường chưa đủ ngôn ngữ để diễn tả điều trẻ muốn. Do đó, các bé thường dùng các hành vi phi ngôn ngữ như khóc, la hét, ăn vạ.. để đòi bố mẹ đáp ứng. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh khuyên nhủ và nói cho trẻ hiểu bạn có thể kết hợp với đọc sách và kể chuyện để trẻ nhận ra các cảm xúc này, từ đó trẻ sẽ biết cách diễn đạt cảm xúc tốt hơn.

Notes

Veereman-Wauters G, Staelens S, Rombaut R, Dewettinck K, Deboutte D, Brummer RJ, Boone M, Le Ruyet P. Milk fat globule membrane (INPULSE) enriched formula milk decreases febrile episodes and may improve behavioral regulation in young children. Nutrition. 2012 Jul;28(7-8):749-52.

Ambrożej, D., Dumycz, K., Dziechciarz, P., & Ruszczyński, M. (2021). Milk Fat Globule Membrane Supplementation in Children: Systematic Review with Meta-Analysis. Nutrients, 13(3), 714.

------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616