Giai đoạn này trẻ có thể bắt đầu hiểu nguyên nhân hệ quả, tốt xấu của 1 nhân vật hoặc sự việc nào đó. Trẻ thích đóng vai làm nhân vật đó hoặc có thể phát triển câu chuyện của bạn theo hướng suy nghĩ của bé hoặc của bạn yêu cầu.
Trong cuộc sống thường nhật hằng này, đôi lúc một số cách đáp ứng của cha mẹ trong gia đình với trẻ có thể chưa đúng hoặc thậm chí hình thành tính cách chưa tốt ở trẻ lúc nhỏ và cho đến khi trẻ lớn. Sau đây là 4 hành động cha mẹ nên tránh trong giao tiếp giúp trẻ hình thành tính cách tốt, suy nghĩ đúng.
Với những bằng chứng khoa học hiện nay, Kể chuyện cho trẻ nghe càng sớm có thể giúp cả vùng ngôn ngữ và trí tưởng tượng của trẻ phát triển. Tuy nhiên, việc kể chuyện cần phải đúng với những đặc điểm phát triển của trẻ ở mỗi độ tuổi nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất và tránh gây mất hứng thú của trẻ với câu chuyện. Hơn nữa, một phát hiện thú vị từ nhóm nghiên cứu của GS. Kulkofsky S, ĐH Texas, Mỹ: Trí nhớ của trẻ dùng để học tập sau này có thể được rèn luyện phát triển theo những câu chuyện bạn kể lúc nhỏ.
Trẻ ở giai đoạn này có thể hiểu được 1 -2 mô tả cơ bản về chức năng, quy trình, nhưng chưa hiểu về quan hệ nguyên nhân và hệ quả. Ví dụ: Trẻ có thể hiểu: Gà con thích ăn sâu nhỏ xíu, nhưng vẫn chưa hiểu: “Sâu có hại cho mùa màng và cây cối”. Do đó, câu chuyện của bạn đừng đặt nặng vấn đề nguyên nhân hệ quả, chỉ cung cấp và mô tả quy trình hoặc chức năng sẽ làm trẻ tò mò và hứng thú.
Quy trình học nói là gồm nhiều bước, bắt đầu với âm (nguyên âm – phụ âm), đến ghép từ, ghép câu.... Tương tác là cách tốt để trẻ phát triển ngôn ngữ cũng như học cách giao tiếp.
Nếu gia đình có ai đó có tính nóng nảy trẻ có thể bị di truyền 1 phần từ họ, nhưng chính môi trường trẻ sống và tồn tại lại giúp trẻ hình thành kỹ năng để kiểm soát cảm xúc, dù trẻ có thuộc típ người dễ nóng nảy. Thậm chí dù biết trẻ có mang gen "nóng nảy", nếu cha mẹ có cách giáo dục và tương tác đúng vẫn giúp trẻ phát huy được thế mạnh của gen này nghĩa là giảm bớt tính nỏng nảy và giảm bớt các nguy cơ liên quan.