Bất cứ đứa trẻ nào cũng vui sướng khi được khen tặng, khích lệ. Lời khen đem lại cảm giác hạnh phúc cho con trẻ. Việc khen ngợi giúp con cảm thấy con có giá trị, được tôn trọng, được yêu thương. Quan trọng hơn, việc khen con khi con làm việc tốt sẽ giúp củng cố những hành vi đó, tạo thành thói quen tốt cho con. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách khen con và khen trong trường hợp nào là hợp lý.
Với những ý kiến riêng / câu trả lời của trẻ về nội dung chuyện có vẻ hài hước hoặc chưa đúng như cha mẹ mong đợi thì cha mẹ đừng cố sửa câu trả lời của bé vì làm vậy sẽ làm mất tính sáng tạo của trẻ. Sự sáng tạo là 1 phần lớn trong giai đoạn của trẻ nhỏ. hãy tạo cho trẻ có cơ hội quan sát và suy luận, đó mới là kỹ năng chúng ta mong muốn trẻ học được. Khi có khả năng quan sát và suy luận, hầu như tất cả vấn đề trẻ đều nhìn thấy khía cạnh thú vị của nó. Khi đó, những phát minh, sáng tạo và tư duy mới sẽ ra đời.
Giai đoạn này trẻ có thể bắt đầu hiểu nguyên nhân hệ quả, tốt xấu của 1 nhân vật hoặc sự việc nào đó. Trẻ thích đóng vai làm nhân vật đó hoặc có thể phát triển câu chuyện của bạn theo hướng suy nghĩ của bé hoặc của bạn yêu cầu.
Trong cuộc sống thường nhật hằng này, đôi lúc một số cách đáp ứng của cha mẹ trong gia đình với trẻ có thể chưa đúng hoặc thậm chí hình thành tính cách chưa tốt ở trẻ lúc nhỏ và cho đến khi trẻ lớn. Sau đây là 4 hành động cha mẹ nên tránh trong giao tiếp giúp trẻ hình thành tính cách tốt, suy nghĩ đúng.
Với những bằng chứng khoa học hiện nay, Kể chuyện cho trẻ nghe càng sớm có thể giúp cả vùng ngôn ngữ và trí tưởng tượng của trẻ phát triển. Tuy nhiên, việc kể chuyện cần phải đúng với những đặc điểm phát triển của trẻ ở mỗi độ tuổi nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất và tránh gây mất hứng thú của trẻ với câu chuyện. Hơn nữa, một phát hiện thú vị từ nhóm nghiên cứu của GS. Kulkofsky S, ĐH Texas, Mỹ: Trí nhớ của trẻ dùng để học tập sau này có thể được rèn luyện phát triển theo những câu chuyện bạn kể lúc nhỏ.
Trẻ ở giai đoạn này có thể hiểu được 1 -2 mô tả cơ bản về chức năng, quy trình, nhưng chưa hiểu về quan hệ nguyên nhân và hệ quả. Ví dụ: Trẻ có thể hiểu: Gà con thích ăn sâu nhỏ xíu, nhưng vẫn chưa hiểu: “Sâu có hại cho mùa màng và cây cối”. Do đó, câu chuyện của bạn đừng đặt nặng vấn đề nguyên nhân hệ quả, chỉ cung cấp và mô tả quy trình hoặc chức năng sẽ làm trẻ tò mò và hứng thú.