Một nghiên cứu mới cho thấy khi trẻ em bị nhiễm virus SARS-CoV-2, chúng không tạo ra nhiều loại kháng thể như người lớn. Vì vậy, cơ thể trẻ có khả năng chống lại COVID-19 kém hơn trong tương lai.
Đại dịch COVID-19 đã chuẩn bị bước sang năm thứ ba, theo dữ liệu mới nhất từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF), trong tổng số trẻ em trên toàn cầu, cứ 7 em thì có ít nhất 1 em bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa.
Để sớm mở cửa trường học trở lại, các địa phương đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị tiêm vaccine cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Một phân tích mới đây của UNICEF đã cảnh báo rằng Covid-19 có thể tác động đến sức khỏe tâm thần và thể chất của trẻ em, thanh thiếu niên trong nhiều năm tới. Nghiên cứu cho thấy, những rối loạn tâm thần mà trẻ có thể gặp phải do ảnh hưởng của dịch Covid-19 được chẩn đoán bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn cư xử, trầm cảm, rối loạn ăn uống, khuyết tật trí tuệ và tâm thần phân liệt...
Dự thảo tờ trình về một số chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đề xuất nguồn kinh phí thực hiện khoảng 127,33 tỷ đồng. Các chính sách tập trung hỗ trợ phụ nữ mang thai là F0, nữ nhân viên y tế tuyến đầu và trẻ em mồ côi do Covid-19.
Ngày 22.10, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức chương trình hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và trẻ em là con của sản phụ nhiễm Covid-19. Tham dự chương trình có bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM; ông Phạm Anh Thắng, Trưởng đại diện văn phòng Bộ LĐ-TB-XH tại TP.HCM; bà Trần Kim Yến, Bí thư Quận ủy Q.1...