Khi con trẻ lớn dần đến lứa tuổi dậy thì, 10-12 tuổi, sẽ có nhiều biện pháp giáo dục không còn phù hợp nữa. Sẽ có thêm nhiều hành vi khác cũng cần áp dụng các biện pháp giáo dục khác khi trẻ sang tuổi thứ 10. Và việc xác định được các hành vi này rất quan trọng với cha mẹ, phụ huynh để giúp con trẻ học được thêm nhiều kỹ năng sống trong quá trình các con phát triển.
1/ Các hành vi thường thấy/ điển hình.
Các bé ở độ tuổi dậy thì sẽ biết tranh cãi, nói bật lại cha mẹ, hay dỗi hờn với những lời dạy bảo của cha mẹ. Đây hoàn toàn là các biểu hiện bình thường trong quá trình trẻ phát triển. Trẻ ở độ tuổi dậy thì cũng sẽ phải đương đầu với một số thứ mới lạ: sự thay đổi của hóc môn, cơ thể phát triển nhanh hơn, thêm áp lực xã hội và học tập trong trường càng căng thẳng hơn.
Các con trong độ tuổi này cũng sẽ có nhiều bạn hơn và muốn dành nhiều thời gian với bạn bè hơn là gia đình. Do đó cha mẹ đừng quá ngạc nhiên khi các con lại muốn đến chơi nhà bạn hoặc xin ngủ lại thay vì dành thời gian với gia đình.
Đồng thời, đoạn thời gian này, sức học của các con trong trường sẽ được thể hiện rõ, nhiều trẻ sẽ nổi bật vì thành tích học tập cao hơn hẳn các bạn khác, hoặc một vài trẻ sẽ gặp khó khăn khi tiếp thu kiến thức hơn các bạn. Bên cạnh đó, việc các con phải vật lộn với lòng tự trọng của mình cũng sẽ được thể hiện ra: có lúc, trẻ sẽ tự mãn về thành tích học tập, nhưng sau đó lại lập tức buồn bã tâm sự về việc không ai muốn chơi với mình.
Việc một số trẻ cảm thấy thiếu tự tin, không an tâm về bản thân khi thấy bạn bè đồng trang lứa phát triển, trưởng thành nhanh hơn bản thân. Ngoài ra, việc các con càng để ý cái nhìn của người khác về bản thân cũng khiến các con cảm thấy không ổn về bản thân. Các con sẽ lo lắng về suy nghĩ của bạn bè cùng lớp hoặc cùng trường về con.
2/ Một số thách thức thường có
Trẻ ở độ tuổi dậy thì sẽ có gắng hoà nhập với xu hướng được cho là ngầu, là tuyệt, là giống người lớn. Một vài trẻ bắt đầu học nói tục, chửi thể, cố gắng giống đàn anh đàn chị.
Nhiều lúc, một số trẻ sẽ trở nên dễ tức giận chỉ vì một số thứ không đáng. Ví dụ như bài kiểm tra có điểm ko tốt, cãi nhau với bạn, một trận đá bóng thua hoặc lời dặn dò dọn giường cũng có thể khiến trẻ cáu, la hét, giãy nảy, thậm chí sập cửa bỏ đi.
Thái độ "Con biết rồi" cũng có thể bắt đầu xuất hiện trong khoảng thời gian này. Do khả năng lí giải và giải quyết vấn đề của trẻ đã bắt đầu phát triển hơn, nên nhiều trẻ sẽ nghĩ chúng có thể tự lo được nhiều thứ cho bản thân. Nên cha mẹ đừng quá ngạc nhiên khi con của mình thường xuyên trả lời "Con biết rồi" mỗi khi nhắc chúng nhặt quần áo ở dưới đất lên, hoặc rửa tay trước bữa ăn.
Trẻ ở tuổi này cũng trở nên thích tranh luận. Trẻ sẽ để ý việc phụ huynh làm và lời phụ huynh hứa trước đó và thẳng thắn đặt nhiều câu hỏi xung quanh chuyện đó. Nhiều khi trẻ cũng tìm ra được sơ hở trong các quy định mà cha mẹ đặt ra để có thể làm theo ý chúng thích. Ví dụ, cha mẹ quy định không được xem TV sau bữa tối, trẻ có thể sẽ vừa ăn vừa xem và kéo dài việc ăn hơn để xem TV được lâu hơn.
3/ Biện pháp kỷ luật có thể áp dụng
Trước hết, cha mẹ cần đảm bảo và nhận thức được rằng những biện pháp kỷ luật phải "đáp ứng" uốn nắn những thói quen sai hoặc các hành vi chưa đúng của trẻ, nhằm hướng dẫn và dạy trẻ lựa chọn hành vi đúng đắn hơn, thích hợp hơn trong tương lai. Hãy cùng theo dõi một số gợi ý ở dưới đây
- Hãy có một thoả thuận về các hành vi cần rèn giũa: Như có đề cập ở các bài về biện pháp KLTC trước, cha mẹ có thể áp dụng việc tích điểm khi trẻ có những hành vi đúng đắn hoặc đạt được thành tích tốt. Và từ số điểm đã có được, trẻ có thể xin phép cha mẹ đổi thành phần thưởng được cha mẹ quy định trước đó. Hãy làm một bản thoả thuận rõ ràng những gì trẻ cần đạt được, duy trì để có thể tích luỹ điểm thưởng. Trẻ cần dần học được cách có trách nhiệm về những thứ mình muốn có, ví dụ như điện thoại.
- Cha mẹ có thể cắt giảm một số quyền lợi: Khi trẻ cư xử không phải phép, hãy đưa ra hình phạt bằng cách cắt giảm ngay quyền lợi quan trọng của trẻ: không cho phép dùng điện thoại trong 24 giờ, không được đi chơi nhà bạn vào cuối tuần. Việc cắt giảm tạm thời một số quyền lợi sẽ nhắc trẻ về mức độ nghiêm túc khi cha mẹ nhắc nhở trẻ. Và những quyền lợi mà trẻ mong muốn được hưởng thụ cũng đi kèm với một thái độ tốt cần được duy trì lâu dài.
- Khen thưởng đối với hành vi tốt: một số món quà khen thưởng nhỏ dành cho trẻ khá quan trọng để trẻ có động lực tiếp tục duy trì các hành vi ứng xử phù hợp. Cha mẹ có thể thưởng một số tiền nhỏ khi trẻ hoàn thành việc nhà, hoặc cho phép trẻ cùng bạn đi xem phim khi trẻ hoàn thành bài tập đúng thời hạn. Hoặc thêm một số giải thưởng trẻ ưa thích vào hệ thống tích điểm đổi điểm.
- Hãy chỉ dạy trước cho trẻ: Như đã đề cập ở trên, trong độ tuổi dậy thì 10-12 tuổi, trẻ thường thích tự làm nhiều thức. Do đó, trước khi bạn đưa trẻ vào một môi trường mới, hoặc một tình huống mới, hãy trò chuyện với con trẻ về các quy tắc và sự mong đợi từ cha mẹ. Đồng thời, cha mẹ, phụ huynh cũng nên dành thời gian quan sát, xem xét cách các con tự xử lý một vài tình huống cụ thể có thể xảy ra với các con.
- Hãy tham gia xử lý vấn đề: cha mẹ có thể cân nhắc thay vì nhắc trẻ làm theo ý mình, hãy cùng trẻ phân tích tình huống và hỏi phương án giải quyết của trẻ. Khi trẻ được hỏi ý kiến về một vấn đề liên quan đến mình, trẻ có thể đưa ra một số phương án khả thi mà hợp với sở thích của trẻ. Điều này có thể giúp trẻ có động lực thực hiện lời hứa và thay đổi hành vi.
- Hãy để một số hậu quả diễn ra một cách tự nhiên: Cha mẹ hãy cân nhắc cho phép trẻ phạm phải sai lầm trong phạm vi nhất định, để trẻ tự nhận lấy hậu quả của lỗi sai mình gây ra. Ví dụ, bạn nhắc trẻ nhiều lần về việc mang theo snack khi đi picnic nhưng trẻ vẫn không làm, hãy ngưng nhắc nhở và mặc kệ. Khi đi chơi, trẻ đói và theo thói quen tìm bánh snack nhưng không thấy, trẻ sẽ tự nhắc nhở bản thân phải nhớ cho những lần sau.
Hãy theo dõi phần 2 tại đây
-------------
Nguồn tham khảo: https://www.verywellfamily.com/discipline-strategies-for-tweens-4115350
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616