• 111
  • lang
  • lang

Cảnh giác những nơi có nguy cơ gây đuối nước cho trẻ

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều vụ trẻ em đuối nước rất thương tâm do sự bất cẩn của người lớn. Cha mẹ, người trông trẻ chỉ cảnh giác với sông suối, ao hồ, bãi biển, hoặc hồ bơi là không đủ. Vì trẻ em có thể gặp nguy hiểm về đuối nước trong chính ngôi nhà của mình. Do đó việc xác định được những nơi có nguy cơ khiến trẻ đuối nước rất cần thiết đối với người lớn trong gia đình. Đồng thời, trẻ cũng cần được thường xuyên giám sát và cảnh báo về những nơi có nguy cơ gây đuối nước cho bản thân trẻ.

Cha mẹ và người chăm sóc trẻ hãy luôn nâng cao cảnh giác, trang bị kiến thức cho mình và trẻ để có thể ngăn chặn việc đuối nước hiệu quả. Để phòng tai nạn đuối nước mọi người cần lưu ý đến những việc sau đây:

Đối với trẻ lớn và người lớn:

- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.

- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.

- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.

- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.

Đối với trẻ nhỏ:

- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…

- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.

- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

-------------------

Nguồn: Phòng chống đuối nước: https://www.facebook.com/phongchongduoinuoctreem/photos/a.662745370734208/1172499963092077/ 

Bệnh viện Đức Giang.

--------------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy: 

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111

- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111

- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111: 

+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte

+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616