• 111
  • lang
  • lang

Đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề như thế nào đến trẻ em trên toàn thế giới? (phần 2)

Tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision) đã có bài viết về 5 phương diện chính có sức ảnh hưởng lâu dài đến trẻ em toàn thế giới do đại dịch COVID-19. Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo dưới đây:

4. Lao động trẻ em và sự nghèo khó

Khi gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, nay cha mẹ là lao động chính lại phải đối mặt với mất việc làm khiến thu nhập giảm mạnh, thậm chí là không có thu nhập, thì nguy cơ trẻ phải tham gia lao động sớm hoặc đi xin ăn rất cao. Nhóm gia đình này cho rằng họ không còn cách nào khác để có thêm thu nhập và có được thức ăn nên phải bắt trẻ tìm việc, góp phần nuôi gia đình.

Từ năm 2000, tỷ lệ trẻ lao động trong môi trường độc hại đã giảm 50% nhờ nhiều nỗ lực từ ILAB. Tuy nhiên các tác động của COVID-19 đang đe doạ sẽ làm đảo nghịch xu hướng, như theo tìm hiểu của Tổ chức World Vision, ở Campuchia đã có khoảng 28% hộ gia đình bị mất việc làm và thu nhập đã cho trẻ em lao động kiếm sống. Tương tự, ở Bangladesh, khoảng 34% hộ gia đình khó khăn đã để trẻ em phải đi xin tiền qua ngày.

Ở các quốc gia đang phát triển, khi lương và thu nhập của nhóm người dễ bị tổn thưởng thường không đủ để chi trả cho gia đình đang nuôi con trẻ, việc cho trẻ em tham gia lao động có thể đang bị xem là điều dễ hiểu, trong khi các biện pháp an toàn, Luật Trẻ em chưa được áp dụng hiệu quả.

Một nhân viên của World Vision đang trò chuyện với một trẻ em nhập cư người Syria (© 2020 World Vision/hình ảnh bởi Maria Bou Chaaya)

5. Sức khoẻ

Trong khi chúng ta đang cảm thấy may mắn vì tỷ lệ COVID-19 gây tử vong ở trẻ em không cao, thực tế thì đại dịch sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ của các em trong nhiều năm sau, thông qua các ảnh hưởng phụ khác.

Nhiều cha mẹ cảm thấy không an toàn khi đưa con trẻ đến phòng khám, dù là buổi thăm khám định kì, vì họ sợ khả năng bị nhiễm bệnh hoặc khả năng tài chính không còn ổn định. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cảnh báo rằng việc gián đoạn lịch tiêm chủng cho trẻ em có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có thể phòng ngừa được trong cộng đồng, đặc biệt là khi các hướng dẫn giãn cách được nới lỏng.

Trên bình diện quốc tế, các đợt tiêm chủng theo cách truyền thống thường tụ tập đông người có thể bị trì hoãn hoặc hủy bỏ, khiến trẻ em có nguy cơ cao mắc các bệnh có thể phòng ngừa được.

Nạn đói do đại dịch cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ em. Suy dinh dưỡng đang là nguyên nhân của 45% trẻ em dưới 5 tuổi qua đời dù có thể ngăn chặn được. Điều này tương đương với việc đại dịch có thể ảnh hưởng tính mạng của nhiều người do việc thiếu thức ăn và chất dinh dưỡng.

Tổ chức World Vision và Lorinet Foundation đã cùng cung cấp thức ăn và bộ bảo vệ sức khoẻ cho khoảng 1000 hộ dân dễ bị tổn thương ở Mông Cổ (© 2020 World Vision/hình ảnh bởi Otgonkhuu Dashdorj)

Kết: Đại dịch toàn cầu đang cần sự hành động ứng biến đoàn kết toàn cầu.

Trong cuộc sống hàng ngày, đa số chúng ta sẽ cảm thấy khó khăn khi kết nối với những người ta chưa bao giờ gặp gỡ. Nhưng trong chính thời điểm đại dịch đang bùng nổ lại có thể cho thấy chúng đa đang được kết nối chặt chẽ đến thế nào. Mọi người có cùng nỗi sợ hãi, phải vượt qua những gian nan và đối mặt với những điều bất định và cùng lo lắng về thế giới của con trẻ. Dù ta đang phải đương đầu với nhiều thách thức, nhưng bản thân mỗi người cũng có thể trở thành một phần của những nỗ lực toàn cầu đang diễn ra. Tổ chức World Vision đã đối mặt với nhiều loại bệnh dịch trong quá khứ, và với đại dịch COVID-19, sự đoàn kết trong hành động ứng biến của tổ chức là sự hành động lớn mạnh nhất, kết nối tất cả các thành viên của tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới. Đồng thời, Tổ chức World Vision cũng kêu gọi chính phủ các nước hãy đồng hành và hợp tác để có thể bảo vệ trẻ em, đặc biệt là những trẻ đang trong tình trạng dễ bị tổn thương.

Hãy đọc phần 1 tại đây

-------------

Nguồn tham khảo: https://www.worldvisionadvocacy.org/2020/08/17/5-effects-of-pandemic-on-children-covid/

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111

- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111

- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:

+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte

+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616