Làm thế nào để lòng không ngả nghiêng trước quá nhiều thông tin trên mạng? Làm thế nào có thể "vững như kiềng ba chân" trước những lời mật ngọt dụ dỗ? Cách tốt nhất là trang bị cho bản thân những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Hãy để trang Nghĩ trước Bước sau đồng hành cùng bạn để chuẩn bị cho cuộc hành trình phía trước!
Phần 1: Thông tin trôi nổi không được kiểm chứng
Rất nhiều lầm tưởng từ những thông tin trôi nổi trên mạng đã khiến người có ý định di cư lao động trao nhầm niềm tin cho các công ty môi giới lừa đảo. Bài viết này sẽ giúp giải mã một số chiêu tung hoả mù để người lao động có định hướng rõ ràng hơn với con đường di cư lao động.
- Lao động phổ thông Việt Nam được pháp làm việc ở tất cả các nuớc Châu Âu?
- Người môi giới hoặc công ty nói với bạn chi phí xuất khẩu lao động là bao nhiêu?
✅ Các chương trình thoả thuận giữa Việt Nam và các nước khác (như #IMJAPAN, #EPS, #điều_dưỡng_đức) chi phí dao động từ 18 - 50 triệu. Số tiền nộp trực tiếp cho Trung tâm lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐTBXH
✅ Chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản (OTIT) quy định rõ mức tiền cao nhất mà các công ty được thu và cấm các công ty thu tiền trước khi người lao động có Giấy chứng nhận tư cách (để xin thị thực - visa). Số tiền khoảng 90 triệu.
✅ Các đơn hàng được Cục Quản lý Lao động ngoài nước thông qua có thông tin rõ ràng về số tiền phải đóng
❌ Khi "đi chui", chi phí để đến các nước KHÔNG CẤP PHÉP cho lao động phổ thông Việt Nam như Anh lên đến 500 - 700 triệu. Khi đi qua mỗi nước trung gian, môi giới lại đòi trả thêm tiền mới đưa đi. Và có thể bạn sẽ chẳng bao giờ đến được nước đó
Đón xem phần 2 tại đây
----------------
Nguồn tham khảo:
Nghĩ Trước Bước Sau: https://www.facebook.com/media/set/?vanity=nghitruocbuocsau&set=a.183990439894541
----------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616