Kể chuyện cho trẻ nghe càng sớm có thể giúp cả vùng ngôn ngữ và trí tưởng tượng của trẻ phát triển. Tuy nhiên có 4 lỗi mà cha mẹ thường mắc phải khi kể chuyện cho trẻ nghe, vô tình làm hạn chế sự sáng tạo của trẻ.
1. Quá mong đợi trẻ sẽ ngồi yên và thích thú câu chuyện của bạn. Rất tiếc là không như vậy, trẻ con chỉ chịu ngồi yên với những gì chúng hứng thú. Do đó, hãy hiểu những đặc điểm sinh lý phát triển của trẻ ở mỗi độ tuổi ở trên để tạo nên sự hứng thú của trẻ.
2. Nhấn mạnh quá nhiều nguyên nhân hệ quả cho trẻ nhỏ khi kể chuyện. Cha mẹ thường tập trung nói nhân vật này xấu, nhân vật kia tốt, tốt như thế nào khi kể chuyện. Thực tế, nếu trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, trẻ không hiểu điều này. Quá tập trung điều này sẽ làm câu chuyện bạn kể trở nên mất hứng thú, mà trẻ lại không học được nhiều về ngôn ngữ và trí tưởng tượng.
3. Đau đầu tìm câu chuyện mới cho trẻ và chọn nội dung câu chuyện quá phức tạp và quá tình cảm. Thực tế, 1 câu chuyện có thể sử dụng cho 3 nhóm tuổi từ nhỏ đến lớn mà không làm giảm giá trị của nó nếu biết cách khai thác những đặc điểm đúng của nó theo từng độ tuổi. Do đó, hãy tự sắm cho mình 1 sách gồm những câu chuyện ngắn, nội dung đơn giản xoay quanh tình bạn, bài học ý nghĩa, gia đình , thầy cô…Trẻ ở độ tuổi nào vẫn sử dụng lại được, chỉ cần nhớ rằng: “Trẻ không cần nhiều, chỉ cần chất lượng”.
4. Phớt lờ hoặc trả lời đại khái những câu hỏi của trẻ. Thực tế, khi bạn kể chuyện chỉ đem lại 50% lợi ích cho phát triển não bộ, 50% còn lại chính là sự tương tác của trẻ trong những câu hỏi. Đôi lúc những câu hỏi hóc búa và rất khó trả lời, nhưng bạn cần trả lời bé một cách nhiệt tình, hoặc nếu bạn chưa có câu trả lời thì hãy cho bé 1 cái hẹn và đảm bảo giữ đúng lời hứa với bé. Với những ý kiến riêng / câu trả lời của trẻ về nội dung chuyện có vẻ hài hước hoặc chưa đúng như cha mẹ mong đợi thì cha mẹ đừng cố sửa câu trả lời của bé vì làm vậy sẽ làm mất tính sáng tạo của trẻ. Sự sáng tạo là 1 phần lớn trong giai đoạn của trẻ nhỏ. hãy tạo cho trẻ có cơ hội quan sát và suy luận, đó mới là kỹ năng chúng ta mong muốn trẻ học được. Khi có khả năng quan sát và suy luận, hầu như tất cả vấn đề trẻ đều nhìn thấy khía cạnh thú vị của nó. Khi đó, những phát minh, sáng tạo và tư duy mới sẽ ra đời.
Notes
Reading and storytelling with babies and children. 2017. Raising Children Network. Accessed 15 April 2020
Kulkofsky, S., & Klemfuss, J. Z. (2008). What the stories children tell can tell about their memory: Narrative skill and young children's suggestibility. Developmental Psychology, 44(5), 1442-1456.
Köder F. et al. (2017) The advantage of story-telling: children's interpretation of reported speech in narratives. J Child Lang. 45(2):541-557.
---
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.