• 111
  • lang
  • lang

Tài liệu tập huấn Hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội trong thảm họa và tình huống khẩn cấp (Tài liệu dành cho các cán bộ cấp xã, phường tại cộng đồng)

Mỗi năm có hàng triệu người chịu ảnh hưởng bởi các sự kiện khủng hoảng, bao góm những thảm họa tự nhiên đến các thảm họa dành cho con người. Việt Nam là một trong 10 nước có thảm họa tự nhiên (thiên tai) nhiều nhất thế giới.

Lo âu, căng thẳng, buồn chán.., là những phản ứng tâm lý thông thường được hình thành khi chúng ta trải qua những thảm họa thảm họa. Cùng với thời gian, các phản ứng này sẽ nhạt màu và hầu hết mọi người sẽ tự phục hồi, tùy vào hoàn cảnh sống và bối cảnh sự kiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các phản ứng kéo dài hoặc trầm trọng hơn, trở thành những vấn đề tâm lý xã hội và sức khỏe tâm thần nguy hiểm, cần được quan tâm, chăm sóc và điều trị chuyên sâu hơn. 

Sức khỏe tâm lý xã hội và tâm thần có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe thể chất, đặc biệt trong các cảnh thảm họa. Để thực hiện các biện pháp bảo vệ y tế và phục hồi các tổn thương về vật chất, các bộ phận xã hội hoặc bộ bảo vệ trẻ em cần phải hiểu rõ nhất về các phản ứng tâm lý của cá nhân và cộng đồng trong và sau sự kiện này. Lướt qua các hướng dẫn rõ ràng, giúp người gặp nạn tìm kiếm người thân, lắng nghe cẩn thận nhu cầu của họ, nếu được thực hiện đúng thời điểm và đúng cách, các hoạt động giúp ban đầu này sẽ giúp đảm bảo Phần cộng đồng lớn hơn đã bị ảnh hưởng bởi sự kiện thảm họa đã vượt qua những cơn khủng hoảng và phục hồi mà không đặt lại các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc diễn biến nguy hiểm hơn.

Trong bối cảnh diễn ra các sự kiện thảm họa thiên tai và nhân tai như lũ lụt, hay đại dịch Covid-19, các cán bộ xã hội ở cộng đồng luôn là những người tiếp xúc tuyến đầu với cộng đồng bị ảnh hưởng, và do vậy có vai trò vô cùng quan trọng trong chuyển tới những cơ sở chuyên môn đối với những trường hợp gặp vấn đề nghiêm trọng. Họ cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về thảm họa, các tác động của chúng cũng như các phản ứng từ thông thường tới nghiêm trọng của con người, đồng thời hiểu về cách tổ chức hệ thống hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội và nắm chắc các kĩ năng cung cấp hỗ trợ ban đầu cho những người gặp nạn.

Với mục đích đó, tài liệu tập huấn này được thiết kế, theo yêu cầu của Cục Trẻ em, Bộ LĐTBXH và UNICEF Việt Nam, để cung cấp cho các cán bộ xã hội ở cộng đồng những kiến thức và kĩ năng cơ bản để tham gia vào công tác hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội (SKTT &TLXH) trong tình huống thảm họa. Tài liệu được xây dựng dựa trên đánh giá nhu cầu của cán bộ xã hội ở địa phương và khảo sát thực trạng về hỗ trợ SKTT &TLXH ở các đơn vị của Bộ LĐ-TB-XH, do nhóm nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Hướng nghiệp và Nghiên cứu, Ứng dụng Tâm lý (CRISP), trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN thực hiện dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của UNICEF. Tài liệu nhằm phục vụ Chương trình tập huấn cho nhân viên xã hội ở cộng đồng về hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội trong thảm họa do UNICEF Việt Nam phối hợp tổ chức với Bộ LĐ-TB-XH.

Tài liệu này bao gồm 2 phần: 

Phần I: Các kiến thức cơ bản về hỗ trợ tâm lý xã hội và sức khỏe tâm thần trong tình huống thảm họa

MODULE 1: Thảm họa và các tác động đến sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội

MODULE 2: Nguyên tắc và mô hình hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội trong thảm họa

MODULE 3: Kỹ thuật hỗ trợ tâm lý ban đầu (Sơ cứu tâm lý ban đầu và vệ sinh giấc ngủ

Phần II: Các kịch bản cho buổi sinh hoạt nhóm cha mẹ và sinh hoạt nhóm trẻ em về nội dung hỗ trợ tâm lý xã hội và sức khỏe tâm thần trong tình huống thảm họa.

Trong mỗi module, người học sẽ thấy mục tiêu bài học ở đầu tiên, thường được thể hiện dưới dạng các câu hỏi, hoặc các khái niệm chính cần nắm được trong module. Các phần của module cũng sẽ lần lượt được trình bày để giải quyết các câu hỏi/khái niệm trên.

Chúng tôi cũng rất chào đón các gợi ý và các nhận xét để làm phong phú hơn tài liệu này. Các thông tin phản hồi xin gửi đến PGS.TS Đặng Hoàng Minh, minhdh@vnu.edu.vn, Nguyễn Thuận Hải-Trưởng Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111, Cục Trẻ em, thuanhaidpcc@gmail. com và Nguyễn Thị Y Duyên, chuyên gia bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam, ntyduyen@unicef.org.

Link tải tài liệu:

https://drive.google.com/drive/folders/1RuH31_iB_Jp1ORAsWVtPOdy_XZBvL9hX

https://tongdai111.vn/thu-vien

----

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến ​​hành động bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi điện đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua ứng dụng của Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng Đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em:        https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111        https://zalo.me/12492739398215506 16
+ Website Tổng đài 111:      Tongdai111.vn

Tổng đài hoạt động 24/7 và hoàn toàn miễn phí.

Download tài liệu