• 111
  • lang
  • lang

Tập huấn “Sáng kiến vận động chính sách do trẻ em khởi xướng”.

Ngày 26-28.3, World Vision Việt Nam đã tổ chức tập huấn “Sáng kiến vận động chính sách do trẻ em khởi xướng” cho 27 trẻ nòng cốt tại xã Yên Lạc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá.

Sau khi được tìm hiểu về vai trò và các bước thực hiện vận động chính sách, các em đã xác định các vấn đề phổ biến của trẻ em trên địa bàn như: vi phạm luật giao thông, nghiện game, bỏ học, chịu bạo lực thân thể.

Nhóm trẻ đã xếp hạng ưu tiên, lựa chọn vấn đề bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học để vận động chính sách thông qua đối thoại.

Với sự có mặt của lãnh đạo UBND xã, Ban Bảo vệ Trẻ em, Ban Giám hiệu các trường học trên địa bàn, trưởng thôn và các phụ huynh, buổi đối thoại đã xây dựng kế hoạch hành động cho các bên liên quan:

- Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường học.

- Nâng cao chất lượng Tổ tư vấn tâm lý học đường để trẻ có thể tin tưởng gửi gắm tâm tư, đặc biệt khi phải đối diện với các nguy cơ bạo lực.

- Thành lập các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc giúp duy trì sự kết nối, tin tưởng và tình yêu thương của các thành viên trong gia đình, từ đó giảm thiểu các nguy cơ bạo lực trẻ em.

- Phụ huynh áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong nuôi dạy con.

- Xã có kế hoạch truyền thông phòng chống bạo lực thân thể trẻ em.

Lắng nghe trẻ em là một việc quan trọng, giữ vai trò củ chốt trong thực hiền Quyền tham gia của trẻ em. Trong những năm qua, Việt Nam luôn quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác trẻ em, trong đó có các nội dung, lĩnh vực liên quan đến việc thúc đẩy sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em. Xem thêm: Cách thức thực hiện Quyền tham gia của trẻ em ở Việt Nam.

Link tải tài liệu: Sự tham gia của trẻ em trong gia đình

Link tải tài liệu: Sự tham gia của trẻ em trong nhà trường, xã hội

Link video: Các mô hình thúc đẩy Quyền Tham gia của trẻ em

Link video: Lắng nghe trẻ em bằng trái tim

Link video: Các quy định về Quyền tham gia của trẻ em.

-------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061
+ Website Tổng đài 111 Tongdai111.vn