Cha mẹ ngày nay thường sử dụng cách giáo dục theo kiểu "khuyên nhủ trẻ" hơn ngày xưa. Đó là 1 chuyển biến tích cực vì chúng ta bắt đầu nhận ra và tôn trọng giá trị của con trẻ. Tuy nhiên, một số đã hiểu theo cách thụ động của sự khuyên nhủ. Nghĩa là, nói cho trẻ nghe và chờ trẻ thay đổi. Thực ra nếu chúng ta áp dụng khuyên nhủ trẻ chưa đúng cách hoặc không cho trẻ công cụ để thay đổi khi trẻ có một hành vi chưa đúng thì khó để trẻ hiểu và thay đổi hành vi. Vậy công cụ đó là gì?
Trẻ nhỏ hơn 3 tuổi: trẻ nên có dịp tham gia vào các hoạt động cùng gia đình như đi dạo cả nhà, lựa vớ sau khi giặt như 1 trò chơi, chơi chuyền banh cùng cả nhà,... Thực ra, càng nhiều hoạt động cho trẻ có vai trò cùng gia đình hay người thân thì trẻ sớm nhận ra trẻ có vai trò và bắt đầu có trách nhiệm trên mỗi vai trò.
Làm cha mẹ sẽ chẳng dễ chịu khi thấy cô con gái bé nhỏ nằm khóc sau khi vấp té, mà còn bảo con phải tự đứng dậy, lau nước mắt và đi tiếp. Cảm giác đó không dễ chịu tí nào! Thực ra, nó không phải là bỏ mặc trẻ, mà chỉ là cách để chúng ta cho trẻ hiểu rằng: số lần con vấp ngã được người khác đỡ lên là không nhiều, hầu hết là con cần phải học cách tự đứng lên. Đó là sức mạnh của ý chí, một thuật ngữ khác còn gọi là khả năng vượt khó.
Bạn đã bao giờ tức giận và liên tục đánh vào mông trẻ vì trẻ đã vô tình làm đỗ nước ra bàn ăn và kèm câu chửi "con với cái". Cha mẹ chúng ta thường mất bình tĩnh trong cách đáp ứng lại hành vi ương bướng của trẻ. Đến nay, nhờ công nghệ tiên tiến của đo điện sóng não, những bằng chứng về não bộ đã cho thấy: nếu cha mẹ kiểm soát và xử lý bình tĩnh hơn trong những tình huống đáp ứng với trẻ, họ sẽ giúp những đứa trẻ phát triển tốt vùng quản lý hành vi và cảm xúc trong não bộ của trẻ, ít nhất là biểu hiện rõ sự phát triển độc lập và tự tin trong suy nghĩ và giao tiếp của trẻ.
“Con em rất hiếu động, nghịch ngợm khi học bài, mà không chịu ngồi yên ngoan ngoãn, em dùng đủ các cách nhưng chỉ được một lát là đâu lại vào đấy”, một người mẹ đã nhắn tin cho tôi về sự hiếu động của con chị. Thực ra, đôi khi những hành động nghịch ngợm của con trẻ lại cho thấy thiên hướng khám phá của trẻ và cũng là cách để trẻ tìm hiểu xem giới hạn của mình là ở đâu. Trong học tập, mỗi trẻ đều có nhu cầu, sở thích riêng và có cảm nhận khác nhau về môi trường học.
Chúng ta thường nghe "đứa này giỏi ăn nói, lớn lên nhiều người thích đây". Thực ra, việc giao tiếp tốt không phải là tính cách của đứa trẻ nào là một dạng thông minh, gọi là năng lực quản lý cảm xúc , chiếm phần lớn sự thành công của trẻ trong tương lai, Gần đây một phân tích tổng hợp được dẫn đầu bởi các nhà khoa học tại ĐH Bang Colorado, Mỹ cho thấy năng lực quản lý cảm xúc có thể học và rèn luyện từ nhỏ.