Khác nhau giữa bình đẳng và công bằng. Khi nói đến giáo dục trẻ nhỏ, 2 khái niệm này rất quan trọng, nhưng không thể lẫn lộn và cần có thứ tự phát triển. Mục đích chung là dẫn đến sự công bằng-điều mà làm đứa trẻ trở nên khác biệt và luôn được quý trọng.
Thời gian tới trẻ em ở nhiều nơi có thể sẽ phải học online. Để hiệu quả không chỉ là vai trò của thầy cô, mà vai trò của cha mẹ là rất quan trọng với trẻ. Một số cha mẹ có thể dùng cách ép trẻ học, quát mắng trẻ phải làm 2-3 bài tập mới được đi ngủ nhằm mong muốn trẻ tốt hơn. Tuy nhiên thành công trong việc học tập của trẻ không phải là trẻ được học thêm bao nhiêu, ép làm bài tập hay học để nhớ bài hay không, mà là trẻ biết tự giác học. Giúp trẻ rèn luyện tính tự giác học ngay từ sớm là điều quan trọng để giúp trẻ thành công
Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng nếu làm được điều này, não bộ sẽ cảm ơn bạn, và con cái bạn cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhưng hơn hết, bạn sẽ tránh phải hối hận về sau vì những lời đã nói lúc tức giận.
Việc từ chối để trẻ hiểu và dừng làm một hành động hoặc không đòi mua một món đồ chơi là một việc khó khăn với 1 số cha mẹ. Tôi từng gặp một vài tình huống như: Người mẹ cố tránh đi qua khu vực đồ chơi, nhưng đứa trẻ dường như biết điều mẹ định làm, luôn khóc nhè nhè và kéo mẹ qua khu hàng đồ chơi. Một số tình huống khác là sự từ chối phủ đầu ngay khi vào siêu thị, người mẹ lớn tiếng cảnh báo đứa con của mình: "Không mua đồ chơi gì hết nghe chưa!".
Hỏi-đáp về một số hành vi thường gặp ở trẻ em
Không ít cha mẹ băn khoăn về sự mách lẻo của trẻ. Ví dụ, bất cứ việc gì trẻ cũng chạy lại bạn và mách lẻo bạn về ai đó vừa đánh mình, vừa làm gì sai hoặc vừa giành đồ chơi của bé. Một cách khác các con cũng hay chọn là khóc để gây chú ý của mẹ để mách lẻo về sự việc gì đó và ai đó vừa làm không hài lòng bé. Điều quan tâm ở đây: Liệu khi gặp hành vi này cách chúng ta sẽ xử lý như thế nào là được khuyên? và Liệu trẻ có thực sự phát triển thành 1 "người chuyên mách lẻo người khác" khi lớn không?