• 111
  • lang
  • lang

Trẻ em cần được quan tâm chăm sóc trong mùa dịch Covid-19.

26/06/2021

Dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới khiến hoạt động kinh tế, sản xuất bị ngưng trệ, nhiều người lớn bị mất việc. Nhiều trẻ em cũng phải bước chân vào thị trường lao động hoặc gián đoạn việc học tập, gây ra những vấn đề về sức khỏe tâm thần đáng báo động.

Mối nguy hại từ sự thiếu vận động tới chiều cao và sức khỏe của trẻ.

26/06/2021

Trong 3 giai đoạn quan trọng của tăng chiều cao, có 2 giai đoạn sẽ diễn ra trước thời điểm trẻ dậy thì và hormone tăng trưởng sẽ hoạt động chủ yếu trong những giai đoạn này. Nếu ít vận động có thể làm hormone tăng trưởng của trẻ hoạt động không hiệu quả và trẻ có thể không đạt được mức tăng trưởng tối ưu trong những giai đoạn này.

Giá trị của việc làm người bạn của con.

25/06/2021

Làm người bạn của con phải là người bạn có tính trung thực nhận ra những điều con làm chưa đúng hoặc chưa biết làm sao cho đúng, đưa ra hướng dẫn/răn bảo có tính xây dựng và để không gian cho con phát triển. Đừng trở thành người bạn "hùa" của con, đừng là người bạn luôn khen/đứng về phía con/bênh vực vô nghĩa. Điều này bạn đang làm con bạn xấu đi trong nhận thức. Người bạn thật sự của con là có sự thông hiểu, chia sẽ, nhưng có "đặc quyền của bậc cha mẹ" khi con làm sai và khi cần uốn nắn khoa học. Đừng lấy "đặc quyền" này cho là bạn có quyền xâm phạm riêng tư, soi mói và áp đặt mọi chủ kiến và suy nghĩ lên con trẻ. Nếu bạn làm vậy, con bạn sẽ chán ghét người bạn như bạn

Giúp trẻ rèn luyện thể chất trong mùa COVID-19.

25/06/2021

Đã hai mùa hè gần đây do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các khu vui chơi, nhà tập sân bãi, bể bơi… đóng cửa, trẻ bị hạn chế tự do ra ngoài tập luyện, vui đùa, chạy nhảy, không được đi picnic, du lịch hay các hoạt động dã ngoại khác… Trẻ vốn hiếu động, nay như bị "giam lỏng", khiến chúng trở nên "bức bối khó chịu". Nhiều trẻ chỉ biết cắm đầu vào TV, máy tính, điện thoại, game, truyện… thức khuya, dậy muộn, ít vận động, trở nên ì ạch, uể oải, đờ đẫn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần của trẻ.   

Kỷ luật tích cực trong gia đình.

24/06/2021

Trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình, không thể tránh khỏi những lúc trẻ mắc lỗi hoặc có hành vi tiêu cực. Những lúc như vậy, cha mẹ và người chăm sóc trẻ hay thường có xu hướng sử dụng các biện pháp trừng phạt (đánh đòn, mắng chửi, dọa nạt,…) để uốn nắn, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hình phạt mang tính bạo lực của cha mẹ không giúp đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn mà chỉ gây tổn thương cho trẻ. Bởi vậy, trước khi kỷ luật trẻ, cha mẹ hãy nghĩ tới những điểm sau đây