• 111
  • lang
  • lang

4 hành động cha mẹ nên tránh trong giao tiếp để giúp trẻ hình thành tính cách tốt, suy nghĩ đúng.

Trong cuộc sống thường nhật hằng này, đôi lúc một số cách đáp ứng của cha mẹ trong gia đình với trẻ có thể chưa đúng hoặc thậm chí hình thành tính cách chưa tốt ở trẻ lúc nhỏ và cho đến khi trẻ lớn.

Liệu bạn có bắt gặp mình trong những hành động sau:

1. Khen sáo rỗng

Lời khen như một sự khích lệ là cần thiết với trẻ nhỏ, nhưng lời khen phải dựa trên nổ lực trẻ đạt được mới đem lại giá trị, ngược lại nếu trẻ nhận lời khen xáo rỗng có thể làm mất nổ lực cố gắng bên trong trẻ. Theo GS. Dweck, ĐH Stanford, kiểu khen thông minh xáo rỗng liên quan đến mất sự cố gắng và động lực đương đầu với cái khó và thử thách lớn hơn.

Nếu hành động đó là đúng, đáng khen, bạn nên khen bé. Khen bé trước một người khác, một đám đông là khuyên làm. Nhưng lời khen đưa ra là phải đáng khen. Lời khen nên đến sớm sau khi trẻ làm 1 việc gì đó tốt, chậm nhất là 12 tiếng. Nghiên cứu của GS. Henderlong and Lepper từng chia sẻ: Sau khi nỗ lực làm 1 việc gì, trẻ cần ai đó động viên và khích lệ, cảm xúc của trẻ duy trì giảm dần sau 12 tiếng. Nó nên gồm phần lời khen và phần xác nhận nổ lực, có thể thêm phần khích lệ cố gắng khác (nếu cần). VD. "Con của mẹ tuyệt vời quá! Đã xếp được 2 khối gỗ, con thử thêm 1 khối màu xanh này nữa nhé!"

Không nên khen xáo rỗng. Khen đúng và trước đám đông sẽ giúp bé tự tin vào bản thân bé, và bé sẽ thể hiện sự mạnh dạn. Ví dụ, khi bé chịu đứng trước đám đông hát thì khi bé hát, hãy cổ vũ bé, hát theo bé nếu có thể. Hát xong bé có thể muốn hát một bài nữa thì cha mẹ nên cổ vũ bé hát thêm.

2. So sánh và phán xét trẻ, đặc biệt trước đám đông

Đừng bao giờ so sánh bé trước đám đông, hoặc phán xét khả năng của bé khi bé chịu làm 1 việc gì. Dù bé làm không tốt, nhưng bé đã mạnh dạn làm, đáng cổ vũ hơn là phán xét.

Nhiều phán xét chỉ vô ý hoặc chỉ cho vui, nhưng đối với trẻ từ 3-12 tuổi là rào cản để trẻ tiếp tục làm điều đó trong tương lai. Trẻ sẽ thiếu tự tin để làm bất cứ việc gì.

3. Hở chút là hù nạt, hù đánh, hù phạt, nhưng hiếm khi làm. Nếu làm chỉ là làm đùng đùng rồi thôi.

Cha mẹ thường dùng cách trên để ngăn một hành vi nào đó của trẻ, nhưng thực tế nó không mang giá trị như vậy, mà còn làm trẻ cảm thấy lúng túng với cách giải quyết của cha mẹ mình và tự nhận thức là điều vô nghĩa để thực hiện. Những đứa trẻ trải nghiệm cách này cũng có thể trở thành 1 người thiếu quyết đoán, chỉ giỏi nói và tỏ vẻ nhưng không đem lại cách giải quyết.

Cha mẹ nên thể hiện cho trẻ < 12 tuổi hiểu điều cha mẹ cho, hay không cho. Cha mẹ có thể cho trẻ biết về quy trình, luật chơi,... cũng sẽ là 1 cách tốt để trẻ tự nhận thức bản thân và trẻ cũng ngoan hơn trong các hoạt động.

4. Nghĩ xấu hay tiêu cực về ai hay sự việc gì.

Tôi vô tình nghe hai người mẹ nói với nhau và cô con gái nhỏ của họ cũng bên cạnh: "nó lười chứ gì!" Họ đang nói về một cậu thanh niên trong xóm

Thoạt nghe, đây chỉ là lời nói đùa vô ý, nhưng thực ra chúng ta đang cố nhét vào tâm hồn của trẻ suy nghĩ tiêu cực và phán xét người khác. Biết đâu cậu thanh niên trong câu chuyện này đã cố gắng rất nhiều để tìm việc làm. Tác hại của lối suy nghĩ phán xét trong giáo dục là làm trẻ khi lớn trẻ luôn thiếu đánh giá và hay phán xét người khác.

Trong những năm đầu đời, trẻ con học từ trải nghiệm, không có khái niệm đúng sai từ một ai, mà chỉ nên là chính trải nghiệm của riêng trẻ. Trải nghiệm là những hoạt động trẻ sẽ trải qua hằng ngày. Từ đó trẻ học cách đánh giá, nhận thức và học tư duy phản biện của riêng trẻ chứ không phải từ suy nghĩ của ai đó gieo vào trẻ.

Notes

Henderlong J and Lepper MR. 2002. The effects of praise on children’s intrinsic motivation: A review and synthesis. Psychological Bulletin 128(5): 774-795.

Gunderson, E. A., Gripshover, S. J., Romero, C., Dweck, C. S., Goldin-Meadow, S., & Levine, S. C. (2013). Parent Praise to 1-3 Year-Olds Predicts Children’s Motivational Frameworks 5 Years Later. Child Development, 84(5), 1526–1541

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.