Chúng ta thường nghe "đứa này giỏi ăn nói, lớn lên nhiều người thích đây". Thực ra, việc giao tiếp tốt không phải là tính cách của đứa trẻ nào là một dạng thông minh, gọi là năng lực quản lý cảm xúc , chiếm phần lớn sự thành công của trẻ trong tương lai, Gần đây một phân tích tổng hợp được dẫn đầu bởi các nhà khoa học tại ĐH Bang Colorado, Mỹ cho thấy năng lực quản lý cảm xúc có thể học và rèn luyện từ nhỏ.
Nó bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp, kĩ năng kiểm soát cảm xúc bản thân cũng như thấu hiểu cảm xúc người khác. Cùng với 3 kỹ năng khác gồm tư duy phản biện, khả năng tập trung, kỹ năng giải quyết vấn đề, trẻ có thể học và rèn luyện thông qua các hoạt động giao tiếp và tương tác mỗi ngày với cha mẹ.
Có một số cách mà cha mẹ có thể giúp con phát triển 6 kĩ năng này hàng ngày.
Dành thời gian giao tiếp với trẻ thay vì để trẻ chơi các thiết bị điện tử không lành mạnh, đặc biệt trong giai đoạn trước 8 tuổi vì lúc này não bộ trẻ rất linh hoạt và dễ dàng học những kỹ năng mới.
Trong trò chuyện với con, luôn đặt câu hỏi và cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi của con và cho phép con cho ý kiến về vấn đề được trả lời, điều này cha mẹ sẽ giúp con phát triển tư duy phản biện.
Cha mẹ cũng khuyến khích con hợp tác và thực hiện một số công việc nhà, hoặc chia nhóm với anh chị em hoặc với cha mẹ để chơi các trò chơi gia đình với sự công bằng, các con sẽ học được kỹ năng phối hợp và học cách điều chỉnh cảm xúc bản thân và của nhau.
Tương tự như vậy, cha mẹ có thể khuyến khích con cái tham gia các hoạt động tập thể khi có cơ hội để nâng cao tinh thần đồng đội và kích thích sự sáng tạo.
Các hoạt động vui chơi trong thời gian ấu thơ và thiếu niên sẽ giúp trẻ trở thành 1 người biết suy nghĩ để nhận thức tốt và thành công cho bản thân. Như Thiên tài vật lý Einstein từng nói: "Chơi là dạng thức cao nhất của khám phá". Các bé phải trải qua sự rèn luyện, hình thành thói quen tự suy nghĩ thông qua các hoạt động vui chơi.
----
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061