• 111
  • lang
  • lang

Bí mật dạy con thành công.

Gần đây, tạp chí nổi tiếng Financial Times của Anh có đưa một thống kê so sánh các đế chế gia tộc kinh doanh giàu có ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Tiếc thay, các gia tộc Châu Á dường như lép vế, có dấu hiệu suy tàn và mất sau đời thứ 2, trong khi đó các gia tộc Châu Âu và Mỹ thì đến đời thứ 3, 4 vẫn duy trì. Có rất nhiều lí do, trong đó sự mất đoàn kết hay tranh chấp giữa các con, cháu trong các gia tộc giàu có ở Châu Á là một trong những nguyên nhân quan trọng làm họ không thể đi xa hơn. Hơn nữa, cách suy nghĩ của cha mẹ Châu Á chúng ta thường kiếm tiền để cho con cái sống sung sướng và bớt cực khổ. Nhưng, đôi lúc suy nghĩ đó lại vô tình đẩy con cái chúng ta vào sự lười biếng, không cố gắng, hoặc thậm chí tranh giành lẫn nhau.

Suy nghĩ này sai lầm là ở chỗ, tiền của cha mẹ để dành tích góp được là mục tiêu để con cái họ phấn đấu, nhưng không phải phấn đấu để làm nó to bự hơn, mà phấn đấu để giành lấy nó. Nó là cái bẫy chuột cha mẹ nghĩ là đang thương con cái, nhưng hóa ra là đang bẫy những đứa con của mình vào cửa chia rẻ, cấu xé lẫn nhau.

Thay vì, mỗi đứa trẻ nổ lực để phấn đấu tạo ra tiền của cho chính bản thân chúng và chúng hiểu được giá trị của lao động, thậm chí hiểu được giá trị lao động của cha mẹ chúng. Đồng tiền này là đồng tiền bền vững.

Tôi từng có 1 người bạn cùng phòng có bố là triệu phú người Anh, nhưng ở chung với cậu ta hơn 4 năm, tôi mới chỉ nhận ra điều đó ở lễ tốt nghiệp. Vì nhìn cậu ta ăn mặc đồ Primark (nhãn hiệu rẻ tiền dành cho SV ở Anh), tiết kiệm từng đồng đi xe bus, mua đồ rất tiết kiệm, thậm chí còn đôi lúc mượn tiền tôi để mua sách, đi chạy bàn ở các quán ăn. Bố anh ta chỉ cho anh ta số tiền tiêu chuẩn mỗi tháng, tiền học anh ta mượn chính phủ, còn lại chi tiêu khác là anh ta tự nổ lực. Người bố này đã có cách dạy con rất hay và giúp cậu ta tự tạo ra đồng tiền, từ đó học được những kỹ năng giao tiếp, quản lý và kiểm soát chi tiêu tự phát triển. Khi ra trường, cậu ta tự mở star-up về cung cấp nguyên liệu sẵn và thực đơn sẵn giao tận nhà cho người Anh (họ vốn rất lười nấu ăn, và nấu theo công thức). Gần đây nhất, tôi gặp lại cậu ta, kinh doanh của cậu rất thành công và đã được đầu tư, nhưng chưa bao giờ bố cậu chi 1 đồng vào kinh doanh của cậu.

BÍ MẬT DẠY CON

Phần lớn cha mẹ suy nghĩ kiếm tiền để cho con sung sướng, đủ đầy. Đúng, tiền của là vật chất cần cho sự giáo dục, nhưng bạn cần rõ ràng 3 giá trị của nó:

1. Giá trị đầu tư: Dùng tiền vào đầu tư giáo dục để con cái bạn có cái học để tăng hiểu biết.

2. Giá trị cho đi: Dùng tiền vào sự cho lại xã hội, đừng cho con cái. Con cái bạn có thể tạo ra của cải riêng nó. Đó là cái mà nó dành 60 năm cuộc đời để sống hạnh phúc, cống hiến hết mình. Chứ đừng dùng tiền làm cái bẫy chuột. Dù gia đình bạn có 1 đứa con. Cái bẫy chuột này vẫn dính nó. Hiểu được giá trị này, không ít tỷ phú Hong Kong đã sống hạnh phúc bên con cháu hoặc những người thân trong gia đình khi họ quyết định bỏ tất cả tiền của cả đời của họ vào các quỹ xã hội, đó là tấm gương của Diễn Viên nổi tiếng Châu Nhuận Phát (quyên 100% tài sản của mình-700 triệu Đô) dù ông vẫn còn sống.

Tỷ Phú Bành Diệu Niên, người đã chuyền toàn bộ 2 tỷ Đô cho quỹ từ thiện khi mất, đã nói: Nếu con cái tài giỏi hơn tôi, để lại tiền cho chúng là không cần thiết. Nếu chúng bất tài, tiền nhiều chỉ làm hư chúng".

Tiền là con dao 2 lưỡi là vậy.

3. Tiền không mua được thời gian của bạn dành cho con cái. Đừng mải lo kiếm tiền, mà không nói với con cái vợ chồng được 1 câu ý nghĩa. Tình cảm cần vun đắp mỗi ngày. Nếu bạn không muốn cô độc khi về già thì hãy dành thời gian cho gia đình.

Sưu tầm

__________

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616