Theo IDC-10: “Tự kỉ là một rối loạn lan tỏa phát triển được xác định bởi một sự phát triển không bình thường và hay giảm sút biểu hiện rõ rệt trước 3 tuổi, và bởi một hoạt động bất thường đặc trưng trong 3 lĩnh vực: tương tác xã hội, giao tiếp và những hành vi định hình lặp lại. Rối loạn này thường xuất hiện ở bé trai nhiều hơn”.
Khái niệm tự kỉ của Liên hợp quốc trong Nghị quyết A/RES/62/139 ngày 21/01/2008: “Tự kỉ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, được thể hiện ra ngoài trong ba năm đầu đời, là hệ quả của rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ, ảnh hưởng đến trẻ em ở nhiều quốc gia, không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội, và được đặc trưng bởi khiếm khuyết trong tương tác xã hội, các vấn đề giao tiếp bằng lời nói và không lời nói, và có các hành vi, sở thích hạn hẹp và định hình lặp lại”.
Các khái niệm tuy có khác nhau nhưng đều thống nhất ở các nội dung cốt lõi của khái niệm tự kỉ: tự kỉ là một rối loạn phát triển, được đặc trưng bởi 2 khiếm khuyết chính về giao tiếp xã hội và có hành vi, sở thích mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. Mặc dù rối loạn phổ tự kỉ có những đặc điểm chung nhưng phạm vi, mức độ nặng, khởi phát và tiến triển của các triệu chứng có khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết trẻ em rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) là không giống nhau ở mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, dựa trên những dấu hiệu cơ bản ở các giai đonạ phát triển giúp theo dõi các biểu hiện hành vi của trẻ. Các dấu hiệu nhận biết trẻ em RLPTK được chia làm 2 giai đoạn: (1) Giai đoạn trẻ nhỏ và (2) Giai đoạn tuổi trưởng thành. Ở mỗi giai đoạn khác nhau của sự phát triển, các biểu hiện của R:PTK được bộc lộ khác nhau.
1, Các dấu hiệu RLPTK ở giai đoạn trẻ nhỏ
Ở giai đoạn trẻ nhỏ, các biểu hiện của RLPTK được chia làm các mốc phát triển của trẻ: mới sinh cho đến 6 tháng tuổi, từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi; từ 2-3 tuổi và từ 4-5 tuổi. Các dấu hiệu được thể hiện ở bảng sau:
2, Các dấu hiệu rối loạn phổ tự kỉ ở giai đoạn trưởng thành
Tuy nói là tự kỉ ở giai đoạn tuổi trưởng thành nhưng không có nghĩa là đến tuổi trưởng thành đối tượng mới có các triệu chứng tự kỉ, RLPTK là rối loạn về phát triển nên triệu chứng xảy ra trong giai đoạn phát triển sớm, tức là trước 3 tuổi nhưng do trẻ chỉ có RLPTK ở mức độ nhẹ, vẫn có chức năng ngôn ngữ và trí tuệ nên thường bị bỏ qua, gia đình thường cho rằng, trẻ chỉ chậm nói và sẽ bắt kịp trẻ khác, những đối tượng này thực ra vẫn gặp các khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội nhưng ở tuổi nhỏ, do có sự độc lập và đòi hỏi về kĩ năng xã hội không nhiều nên thường không thấy triệu chứng bộc lộ, rõ. Đến khi bước vào tuổi trưởng thành, do có sự đòi hỏi về độc lập và kỹ năng xã hội đa dạng và phức tạp hơn, các đối tượng này sẽ bộc lộ các khó khăn rõ rệt.
-----
Nguồn: Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỉ tại Việt Nam – Quỹ bảo trợ Trẻ em Việt Nam.
-----
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu