• 111
  • lang
  • lang

Các thực phẩm nên tránh cho trẻ Rối loạn phổ tự kỷ.

Thức ăn trẻ em ăn hiện nay hoàn toàn khác với thức ăn trẻ em thế hệ trước ăn. Thức ăn của trẻ em ngày nay chủ yếu là các loại thực phẩm được chế biễn kỹ, thiếu chất dinh dưỡng, và chứa đầy hóa chất nhân tạo, chất bảo quản, chất béo chuyển đổi, chứa quá nhiều đường và có cả dư lượng thuốc trừ sâu. Việc đầu tiên là chuyển chế độ ăn của trẻ tới một chế độ ăn lành mạnh bao gồm cả hai việc: Loại bỏ tất cả các thành phần nhân tạo không cần thiết và sử dụng thực phẩm lành mạnh.

 

  1. Loại bỏ các chất phụ gia thực phẩm tổng hợp.
  2. Loại bỏ thực phẩm có màu sắc nhân tạo: tất cả các tác dụng phụ mà màu sắc nhân tạo có thể tác động lên trẻ. Loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn của trẻ chắc chắ sẽ giúp trẻ giảm các triệu chứng về thể chất và hành vi của trẻ, mặc dù mức độ mà nó mà giúp được sẽ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm với hóa chất của trẻ
  3. Loại bỏ thực phẩm có hương vị nhân tạ: Điều gì xảy ra nếu đứa trẻ mắc Rối loạn phổ tự kỷ hoặc ADD, ADHD không dùng lời nói với những vấn đề hành vi nghiêm trọng, và nhạy cảm với một hương vị nhân tạo giống như bột ngọt? Nếu đứa trẻ đó ăn bột ngọt thường xuyên và bị nhức đầu nặng mỗi ngày, làm thế nào để nói cho bạn biết? Vì không thể dùng lời nói, nên trẻ sẽ giao tiếp với bạn thông qua hành vi của mình. Trẻ có thể tự tát mình vào đầu, đập đầu, tự hành hạ bản thân, dễ cáu kỉnh, bất hợp tác hoặc có những cơn giận dữ.
  4. Loại bỏ thực phẩm có chứa chất bảo quản nhân tạo: 

    STT

    Thực phẩm có chứa BHT

    1

    Sữa bột, bột kem

    2

    Thức ăn tráng miệng có sữa (VD: kem, sữa lạnh, bánh pudding, sữa chua hoa quả hoặc có hương liệu.)

    3

    Dầu và mỡ không chứa nước

    4

    Margarin và các sản phẩm tương tự (VD: hỗn hợp margarin và bơ)

    5

    Quả khô

    6

    Các sản phẩm khác từ quả

    7

    Cacao, socola và các sản phẩm tương tư

    8

    Kẹo cứng, kẹo mềm…

    9

    Kẹo cao su

    10

    Sản phẩm dùng để trang trí thực phẩm

    11

    Thức ăn tráng miệng làm từ ngũ cốc (VD: bánh pudding gạo, bánh pudding từ bột sắn…)

    12

    Các loại bánh nướng

    13

    Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt thú xay nhỏ

    14

    Thủy sản, sản phẩm thủy sản xay nhỏ đông lạnh kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai

    15

    Thủy sản, sản phẩm thủy sản hun khói, sấy khô, lên men hoặc ướp muối kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai.

    16

    Thủy sản, sản phẩm thủy sản đông lạnh kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai

    17

    Dầu trộn, gia vị (bao gồm các chất tương tự muối)

    18

    Viên xúp và nước thịt

    19

    Nước chấm và các sản phẩm tương tự

    20

    Nước giải khát có hương liệu, bao gồm cả nước uống dành cho thể thao, nước uống có hàm lượng khoáng cao và các loại nước uống khác

  5. Loại bỏ thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo: 

Các thực phẩm có thể tìm thấy Aspartame một cách dễ dàng:

+ Đồ uống có sữa, có hương liệu hoặc lên men (ví dụ: sữa socola, sữa cacao, bia, sữa chua uống, sữa đặc..)

+ Kẹo cứng kẹo mềm, kẹo cao su

+ Sản phẩm dùng để trang trí thực phẩm: bột tạo màu, bột tạo vị..

     6. Hạn chế thực phẩm có chất béo chuyển đổi: Chất béo chuyển đổi được tìm thấy trong mỡ thực vật, bánh quy gión, bánh quy, khoai tây chiên, bánh ngọt, bánh nướng, bánh mỳ, các loại thực phẩm ăn nhanh, sữa và các loại thực phẩm chiên trong dầu hydro hóa một phần

     7. Hạn chế dùng đường tinh chế: Giảm bớt việc tiêu thụ đường sẽ làm giảm các tác động tiêu cực từ đường tới hành vi của trẻ. 

Một số gợi ý để giúp trẻ giảm thiểu lượng đường tinh chế cho trẻ:

  • Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa nhiếu đường (bất cứ thứ gì có chưa 15 gram đường hoặc nhiều hơn “trong 100g” sản phẩm). Tránh càng nhiều càng tốt.
  • Thay thế các món ăn nhẹ có chứa đường bằng những thực phẩm lành mạnh, những nguyên liệu thực vật miền quê: hoa quả tươi sạch, sinh tố trái cây, bánh gạo, cốm…
  • Cho trẻ ăn 3 bữa nhỏ và 2-3 bữa ăn nhẹ. Cứ khoảng 3 giờ mỗi ngày.
  • Bảo đảm cung cấp các bữa ăn cân bằng cho trẻ tạo thành một phức hợp Carbohydrate (toàn bộ ngũ cố, gạo, bánh mỳ, và ngũ cố, rau quả giàu tinh bột và cây họ đậu), protein và các chất béo lành mạnh.
  • Cho trẻ ăn thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: các loại đậu, bột yến mạch, rau củ và trái cây.
  • Không sử dụng kẹo như phần thưởng tích cực hoặc như một phần của hệ thống khen thưởng. Dùng bánh gạo hoặc cốm thay thế.

 

     8. Tránh xa các thực phẩm chế biến nhiều: 

Nhiều gia đình hiện nay phụ thuộc vào các thức ăn đóng gói sẵn và thức ăn nhanh. Các loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng thấp hơn, chứa nhiều chất béo, muối và đường, chứa nhiều chất béo chuyển đổi, nhiều chất phụ gia thực phẩm và có thể gây ra các vấn đê hành vi và các vẫn đề sức khỏe.

Cách tốt nhất để hạn chế các loại thực phẩm chế biến nhiều, thực phẩm không lành mạnh khỏi chế độ ăn của trẻ là hãy ưu tiên cho việc tự nấu ăn ở nhà.

---

Nguồn: Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng, Viện Y học, Viện Hàn lâm quốc gia

Minh Nguyệt (tổng hợp)

----