• 111
  • lang
  • lang

“Cách đọc sách tốt” và “cách đọc sách xấu” ở trẻ em.

Trong ngôn ngữ của trẻ em, sự việc luôn được chia rạch ròi thành “tốt” và “xấu”. Chúng ta sẽ dùng giọng của trẻ, gọi cách làm tốt, đáng được phát huy là “cách đọc sách tốt”, còn cách làm nào xấu, cần chú ý tránh là “cách đọc sách xấu”. Cách đọc sách tốt nên cố gắng dùng văn viết, cách đọc sách xấu bỏ qua văn viết, sử dụng nhiều văn nói.

Cách đọc sách tốt nên cố gắng dùng văn viết, cách đọc sách xấu bỏ qua văn viết, sử dụng nhiều văn nói.

Cách đọc sách tốt yêu cầu đọc nhanh, cách đọc sách xấu yêu cầu đọc chậm.

Cách đọc sách tốt quan tâm đến việc đọc được bao nhiêu, cách đọc sách xấu quan tâm đến việc nhớ được bao nhiêu.

Cách đọc sách tốt đọc chữ, cách đọc sách xấu đọc tranh.

Với đối tượng trẻ em giai đoạn chưa biết chữ, người lớn kể chuyện cho trẻ. Khi bố mẹ kể chuyện cho con, sợ con nghe không hiểu, liền cố gắng dùng văn nói để kể. Làm như vậy không tốt lắm. Phương pháp đúng là, ngay từ lúc mới bắt đầu, nên cố gắng sử dụng ngôn ngữ chuẩn, từ vựng phong phú để kể chuyện cho trẻ nghe. Cố gắng để trẻ được tiếp xúc sớm với các loại sách có tình tiết, có chữ viết, kể từ ngày bạn mua cho trẻ cuốn sách có lời văn thuyết minh, bạn cần cố gắng “đọc” chuyện, không nên “kể” chuyện cho trẻ nghe. Điều này đã được trình bày kỹ trong bài viết Dạy con biết chữ không khó của cuốn sách này, ở đây tôi không đề cập nữa. Cách đọc sách tốt yêu cầu đọc nhanh, cách đọc sách xấu yêu cầu đọc chậm.

Trong vấn đề đọc sách ngoài giờ học, một cái lỗi rất tệ mà một số bậc phụ huynh và giáo viên hay mắc phải là yêu cầu trẻ đọc chậm, đọc từng chữ từng câu một. Điều này không đúng.

Có ba phương diện để đánh giá khả năng đọc của một người: Hiểu, nhớ, tốc độ. Ba phương diện này hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau phát triển.

Tốc độ là một tiêu chí hết sức quan trọng để đánh giá khả năng đọc. Khả năng đọc của người đọc từng chữ một là kém nhất, đọc từng hàng từng hàng một, đạt được đến “nhìn một lúc mười dòng” là tốt nhất. Nhìn một lúc mười dòng là một cách ví von, chỉ hoạt động đọc sách của người đó đã đạt tới trình độ rất thành thạo, diện đọc rộng, phạm vi chú ý lớn, một lần nhìn bao quát được từ một dòng đến mấy dòng. Đọc sách buộc phải đạt đến trình độ bán tự động hóa, nội dung đọc mới có thể được nắm bắt và hấp thu, mới có lợi cho việc hiểu và nhớ. Cách đọc từng chữ một sẽ gây cản trở cho sự hình thành trạng thái bán tự động hóa này, tài liệu đọc mà mình cảm nhận được rời rạc, không hoàn chỉnh.

Tốc độ đọc của con người vừa không phải từ lúc sinh ra đã có, cũng không phải là muốn nhanh sẽ được nhanh, đồng thời không thể dùng một phương pháp huấn luyện nào đó để dễ dàng đạt được 

Trong vấn đề nâng cao tốc độ đọc cho trẻ, cần chú ý một số điểm sau:

Thứ nhất, không nên để trẻ đọc phát ra tiếng.

Nhà trường thường xuyên yêu cầu học sinh đọc nhẩm bài khóa, đó chỉ là đọc bài khóa, không nằm trong phạm trù đọc sau giờ học mà chúng ta nói đến ở đây. Đọc sách ngoài giờ học không nên đọc thành tiếng. Đọc phát ra tiếng, không những không thể hiểu rõ nội dung của tác phẩm, cũng không thể đẩy nhanh tốc độ, là một cách đọc không tốt.

Thứ hai, không nên vừa gặp từ mới đã yêu cầu trẻ tra từ điển.

Trong giai đoạn đầu đọc sách, chắc chắn trẻ sẽ gặp nhiều từ mới, việc tra từ điển liên tục sẽ ảnh hưởng đến việc đọc, sẽ làm trẻ mất hứng thú. Trẻ mới đọc những tác phẩm có nội dung dài, vốn đã không tin tưởng vào vốn từ mà mình đã biết, lo rằng không biết có hiểu hay không. Bố mẹ cần khích lệ trẻ, có những chữ không biết cũng không sao cả, chỉ cần hiểu được là được.

Nếu có một số từ mới ảnh hưởng đến việc hiểu tác phẩm, hoặc là từ then chốt trong tác phẩm thì có thể hỏi bố mẹ. Như thế sẽ khiến cho trẻ cảm thấy rất nhanh, đọc rất nhẹ nhàng. Tôi từng gặp bậc phụ huynh rõ ràng là biết chữ đó, nhưng lại không nói cho con biết, bắt con phải đi tra từ điển, dường như cho rằng tra từ điển có thể giúp trẻ nhớ lâu hơn. Cách làm này là vô nghĩa, thực tế là hầu hết các em đều không thích bị gián đoạn trong quá trình đọc. Có em thích tra từ điển, đương nhiên cũng không nên ngăn cản, quan trọng là tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, để trẻ có thể đọc một cách vui vẻ, thuận lợi

Thứ ba, nếu có thể, cố gắng thuê sách hoặc mượn sách để đọc.

Thuê sách hoặc mượn sách có thể thúc đẩy trẻ nhanh chóng đọc xong một cuốn sách. Bộ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung mà Viên Viên đọc về cơ bản đều là thuê về, để tiết kiệm tiền thuê, Viên Viên đã tranh thủ thời gian đọc xong sớm, mỗi cuốn cùng lắm thuê ba ngày, đến kỳ nghỉ mỗi ngày một cuốn. Mặc dù thuê trong vài ngày không tốn nhiều tiền, nhưng cảm giác chỉ mất một tệ mà được đọc một cuốn sách đã khiến Viên Viên rất phấn khởi, điều này vô hình trung cũng thúc đẩy Viên Viên đọc nhanh.

Có vị phụ huynh nói rằng con mình đọc sách suốt ngày, tiền anh cho con, con hầu hết là mang đi mua sách, một bộ mấy chục cuốn, chỉ mấy ngày mà đã đọc xong, nhưng trình độ viết văn của cậu con lại rất kém, không hiểu tại sao lại như vậy.

Tôi hỏi anh con trai anh thường đọc những sách gì, anh nói về cơ bản đều là truyện tranh - thảo nào!

Tôi nói với vị phụ huynh này rằng, đọc truyện tranh không gọi là đọc sách, truyện tranh không phải là sách, truyện tranh chỉ là ti vi xuất hiện dưới hình thức cuốn sách. Anh nói con anh thường xuyên “đọc sách”, thực ra là em thường xuyên “xem ti vi”.

“Đọc tranh” không thay thế được vai trò của “đọc chữ”. Sở dĩ “đọc chữ” tốt hơn “đọc tranh” là do các nguyên nhân sau:

Chữ viết là một loại ký hiệu ngôn ngữ trừu tượng, có thể kích thích trung khu ngôn ngữ của trẻ phát triển, đồng thời ký hiệu này chính là ký hiệu mà trẻ sẽ sử dụng trong quá trình học tập trong tương lai, trong quá trình đọc sách trẻ được tiếp xúc nhiều, đến khi học trên lớp sẽ sử dụng được nhuần nhuyễn loại ký hiệu này, đây chính là cách trần thuật đơn giản “đọc chữ” có thể khiến một đứa trẻ trở nên thông minh hơn.

Còn truyện tranh, ti vi và máy tính đều dùng hình ảnh để lôi cuốn người khác, đặc biệt là ti vi, tín hiệu kích thích này không cần bất kỳ sự hoán chuyển nào, chỉ cần trẻ ngồi trước màn hình tivi tiếp nhận một cách bị động là được. Đương nhiên xem ti vi cũng có thể giúp trẻ hiểu thêm một số điều, nhưng so với việc đọc sách, trong vấn đề mở mang trí tuệ, tác dụng của phương thức “đọc tranh” gần như là rất ít. Nếu các em trước độ tuổi đi học dành nhiều thời gian cho việc xem ti vi, trí tuệ của các em sẽ không được mở mangThời gian “đọc chữ” của trẻ nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Giữa việc đọc sách và số mặt chữ trẻ đã biết không có mối quan hệ tất yếu, càng không có mối liên hệ với cấp học của trẻ, lúc nào cũng có thể bắt đầu. Cách đọc sách sớm nhất của trẻ em là nghe bố mẹ kể chuyện, từ giai đoạn trẻ nghe bố mẹ kể, dần dần quá độ sang giai đoạn trẻ tự đọc, từ chỗ đọc truyện tranh đơn giản dần dần quá độ sang tác phẩm văn học, từ những câu chuyện cổ tích có nội dung đơn giản dần dần quá độ sang các tác phẩm nổi tiếng. Chỉ cần trẻ chịu đọc, sự quá độ này sẽ diễn ra một cách rất tự nhiên.

Mỗi chúng ta đều thích “cái tốt”, không thích “cái xấu”, con trẻ lại càng phân chia rạch ròi thành tốt và xấu, trên trang giấy cuộc đời thuần khiết như tờ giấy trắng của các em sẽ để lại dấu ấn gì, đều có mối liên hệ tất yếu với sự tốt xấu của hàng trăm hàng triệu chi tiết trong cuộc đời các em. Giáo dục nằm trong tất cả mọi chi tiết, mỗi chi tiết “tốt” nhìn có vẻ rất nhỏ bé, đều có thể có ảnh hưởng rất lớn đến con trẻ. Việc đọc sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự trưởng thành của trẻ, bố mẹ và thầy cô giáo phải cố gắng tạo cho trẻ “cách đọc sách tốt”, tránh “cách đọc sách xấu”, đây cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình bạn đem lại cho trẻ những phương pháp giáo dục tốt.

Sưu tầm.

----

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616