• 111
  • lang
  • lang

Cách kể chuyện cho bé từ 0-18 tháng

Với những bằng chứng khoa học hiện nay, Kể chuyện cho trẻ nghe càng sớm có thể giúp cả vùng ngôn ngữ và trí tưởng tượng của trẻ phát triển. Tuy nhiên, việc kể chuyện cần phải đúng với những đặc điểm phát triển của trẻ ở mỗi độ tuổi nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất và tránh gây mất hứng thú của trẻ với câu chuyện. Hơn nữa, một phát hiện thú vị từ nhóm nghiên cứu của GS. Kulkofsky S, ĐH Texas, Mỹ: Trí nhớ của trẻ dùng để học tập sau này có thể được rèn luyện phát triển theo những câu chuyện bạn kể lúc nhỏ.

Đặc điểm phát triển của trẻ và cách kể chuyện cho trẻ dưới 18 tháng tuổi

Trẻ chỉ quan tâm đến các loại từ tượng thanh, định nghĩa ngắn gọn về 1 con vật hoặc sự việc, và mối liên kết giữa 1-2 tính chất của con vật hay sự việc nào đó. Không mong đợi trẻ hiểu hết câu chuyện, do đó, bạn đừng buồn nếu bạn kể chuyện mà bé không chú ý. Điều này là hoàn toàn bình thường vì trẻ chỉ chú ý với những điều được nói ở trên. Để lấy lại hứng thú của trẻ, chỉ cần bạn nhấn mạnh những ý trên là được.

Sự lập lại là yếu tố giúp trẻ học. Do đó, hầu như các bé mong muốn bạn kể đi kể lại câu chuyện.

Cách kể chuyện cho trẻ dưới 18 tháng tuổi gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nêu những nhân vật chính với 1 đặc điểm của nhân vật đó. Dùng ngôn ngữ tượng thanh để luôn nhấn mạnh đặc điểm của nhân vật đó cho những lần kể.

Giai đoạn 2: Khi trẻ quen dần với đặc điểm này , bạn cứ lập lại câu chuyện với những nhân vật chính và thêm 1 đặc điểm nữa có thể dùng ngôn ngữ tượng hình hoặc mô tả, và thường xuyên nhắc hoặc hỏi lại đặc điểm cũ.

Giai đoạn 3: Luôn nhắc lại 2 đặc điểm đó khi kể lại câu chuyện, gợi nhớ nó bằng hình ảnh, trò chơi hay làm tiếng kêu tượng trưng để trẻ nhận ra đặc điểm của những nhân vật.

Ví dụ: Cùng 1 câu chuyện (như hình đính kèm bên dưới), trẻ dưới 18 tháng tuổi nên phát triển câu chuyện theo hình 1 đính kèm.

Notes
Reading and storytelling with babies and children. 2017. Raising Children Network. Accessed 15 April 2020
Kulkofsky, S., & Klemfuss, J. Z. (2008). What the stories children tell can tell about their memory: Narrative skill and young children's suggestibility. Developmental Psychology, 44(5), 1442-1456.
Köder F. et al. (2017) The advantage of story-telling: children's interpretation of reported speech in narratives. J Child Lang. 45(2):541-557.

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.