Giai đoạn này trẻ có thể bắt đầu hiểu nguyên nhân hệ quả, tốt xấu của 1 nhân vật hoặc sự việc nào đó. Trẻ thích đóng vai làm nhân vật đó hoặc có thể phát triển câu chuyện của bạn theo hướng suy nghĩ của bé hoặc của bạn yêu cầu.
Cách kể chuyện cho trẻ từ 3-7 tuổi gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Câu chuyện của bạn nên được kể và sử dụng 2 công cụ sau:
1. Dùng thú bông hoặc hình vẽ, tranh ảnh, trang sách… để diễn tả chức năng hay quy trình của 1 nhân vật hoặc sự việc.
2. Dùng câu hỏi để hỏi về nguyên nhân và hệ quả, việc làm tốt và chưa tốt. Ví dụ, câu chuyện có đoạn: “thỏ con có đôi chân dài nên đi nhanh hơn rùa con phải đeo chiếc mai to ơi là to trên lưng, nhưng thỏ luôn đi học trễ, còn rùa đi học đúng giờ. Thỏ thường xem TV rất khuya ban đêm và thức dậy rất trễ vào sáng sớm nên không kịp ăn sáng và đánh răng, trong khi đó rùa con đi ngủ lúc 9:00 tối và thức dậy sớm để tập thể dục, đánh răng sạch sẽ và ăn sáng trước khi đi học…” Bạn có thể hỏi trẻ về nguyên nhân-hệ quả, tốt và chưa tốt và những điều trái nghịch. Bạn có thể hỏi: Bi ơi, tại sao thỏ con đi học muộn vậy? Rùa con dậy sớm đánh răng sạch sẽ, rùa con có ngoan không?
Khi nào biết cần chuyển giai đoạn: Cứ lấy ý trẻ mà nương theo để phát triển, trẻ sẽ cho bạn biết khi nào cần chuyển sang giai đoạn mới. Khi trẻ có thể trả lời câu hỏi của bạn dù đúng hay sai cũng là lúc có thể chuyển.
Giai đoạn 2: Sử dụng những vật dụng trong nhà hoặc đồ chơi để diễn lại câu chuyện với trẻ. Hãy để trẻ làm 1 nhân vật trong câu chuyện và hỏi trẻ : Nhân vật con đóng có gì tốt hoặc chưa tốt nè? Hãy để trẻ đóng tự nhiên nhất có thể, bạn có thể là nhân vật còn lại. Quan trọng là trẻ sẽ tự hiểu và làm tốt nhất nhân vật của mình.
Khi nào biết cần chuyển giai đoạn: Không cần đợi, chỉ cần cho trẻ hiểu ý nghĩa của những nhân vật thì trẻ có thể tự làm tốt ở giai đoạn 3.
Giai đoạn 3: Cũng kể câu chuyện và cũng đóng nhân vật, nhưng hãy hỏi trẻ sẽ làm gì khác nếu con là nhân vật phản diện. Giai đoạn này sẽ giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ để mô tả những tính cách nhân vật phản diện và có thể làm tốt nó hơn. Đó là bài học để dạy trẻ biết thay đổi để làm tốt hơn.
Notes
Reading and storytelling with babies and children. 2017. Raising Children Network. Accessed 15 April 2020
Kulkofsky, S., & Klemfuss, J. Z. (2008). What the stories children tell can tell about their memory: Narrative skill and young children's suggestibility. Developmental Psychology, 44(5), 1442-1456.
Köder F. et al. (2017) The advantage of story-telling: children's interpretation of reported speech in narratives. J Child Lang. 45(2):541-557.
---
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.