• 111
  • lang
  • lang

Cần làm gì để kích thích sự phát triển cho trẻ 10 -12 tháng tuổi?

Mỗi em bé đều rất đặc biệt và rất khác nhau, vì vậy mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển của riêng mình. Bố mẹ không nên quá lo lắng khi con “nhanh” hay “chậm” hơn những mốc phát triển được đánh giá. Đánh giá để hiểu con, chính là chìa khóa tốt nhất để nuôi dạy con thành công.Trẻ 10-12 tháng tuổi, chúng ta cần làm gì để kích thích sự phát triển cho trẻ?

Xây dựng lòng tin cho bé.Bé cần được biết người thân luôn ở bên

Để bé khám phá và chơi trong môi trường an toàn

Trao cảm giác yêu thương bằng sự chăm sóc, vỗ về, ôm hôn,những lời yêu thương của người mẹ

Nói chuyện khi chơi hoặc chăm sóc bé

Đáp ứng khi bé vui cũng như buồn

Tránh gây cho bé những căng thẳng hoặc chấn thương về thể chất hoặc tâm lý

Đọc chuyện cho bé hàng ngày

Giới thiệu bé với những trẻ và cha mẹ khác

Động viên bé chơi những đồ chơi khối và mềm.Giúp bé phát triển phối hợp tay- mắt, kỹ năng vận động tinh.

Chơi trò chơi kích thích kỹ năng nhớ

Dạy bé vẫy tay “bye- bye”, lắc đầu  “không” và “có”

Lĩnh vực cá nhân – xã hội:

Bố mẹ cần quan tâm đến cách mà bé bày tỏ ý muốn, tập cho bé lưu ý đến những người sống xung quanh và tiếp xúc với họ, giới thiệu cho bé những món đồ chơi và cùng chơi với bé, thông qua đó giúp bé hiểu về bản thân mình và khám phá thế giới xung quanh. Phải cho bé cảm giác an toàn, môi trường và con người xung quanh bé phải yên bình và thân thiện.

Bố mẹ nên tạo điều kiện để bé chơi, sử dụng các thao tác khéo léo của bàn tay để sử dụng đồ chơi theo đúng chức năng. Chỉ cần chọn những món đồ an toàn, sạch sẽ và để bé tự khám phá.

Cùng chơi với bé và làm mẫu cho bé bắt chước cũng sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng khéo léo của đôi tay trong giai đoạn này.

Lĩnh vực vận động tinh tế:

Trong giai đoạn này, bé sẽ thuần thục những động tác mà nó đã biết và tiếp tục khám phá những việc khó hơn, như học cách điều khiển những ngón tay độc lập với những ngón khác. Nó thích thò tay vào lỗ mũi hay lỗ tai... Cháu có khả năng chỉ vào những đồ vật nó muốn, bắt đầu vỗ tay theo nhạc và sẵn sàng giơ tay ra để nắm lấy tay bạn.

Giúp bé vận động bàn tay: Cột những đoạn chỉ ngắn có màu khác nhau vào mỗi ngón tay của bé để nó nhìn và cảm thấy từng ngón có thể vận động một cách độc lập. Nhớ cột sợi chỉ gọn gàng mà không quá chặt.

Thọc tay vào những lỗ nhỏ là cách tốt nhất để giúp bé học cách sử dụng từng ngón tay một cách độc lập, vì thế, nên mua một ít đất sét màu để bé thọc ngón tay vào đó tùy thích.

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:

Nói chuyện với bé trong giai đoạn này là rất quan trọng, dẫu bé chưa nói được gì nhưng bé vẫn có thể hiểu dần những gì mà người lớn nói với bé. Hãy nói với bé với giọng nói dịu dàng, nói về những gì cụ thể đang diễn ra trước mắt hoặc nói về những gì mà bé và bố mẹ đang cùng làm. Luôn nhớ rằng bố mẹ cần đáp ứng lại bằng lời nói mỗi khi bé ê a hoặc bày tỏ ý muốn của mình.

Bé trong độ tuổi này đã hiểu được một số lời nói của người khác, vì thế bố mẹ yêu cầu bé làm những công việc thách thức bé vận động phối hợp và hiểu được mối tương quan nhân quả, như biểu bé bóp vào đồ chơi để tạo tiếng kêu

Bạn cũng có thể bắt đầu cho bé làm quen với sách vở. Bạn có thể chọn những quyển sách bằng chất dẻo để bé có thể giữ mà không xé rách hoặc nuốt giấy.

Bạn hãy mở các trang sách trước mặt bé và nói về những bức tranh. Bé sẽ ngay lập tức tạo những âm thanh như muốn thảo luận với bạn về những hình vẽ đó.

Lĩnh vực vận động thô:.

Hãy giúp bé có cơ hội thực hiện các động tác vận động của cơ thể. Bé vẫn cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ nhiều đấy, tuy nhiên, bố mẹ cần kích thích để bé tự vận động và di chuyển, thông qua các trò chơi hoặc dìu đỡ bé khi di chuyển.

 

----

Nguồn tham khảo: Sưu tầm.

---- 

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.