Mỗi em bé đều rất đặc biệt và rất khác nhau, vì vậy mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển của riêng mình. Bố mẹ không nên quá lo lắng khi con “nhanh” hay “chậm” hơn những mốc phát triển được đánh giá. Đánh giá để hiểu con, chính là chìa khóa tốt nhất để nuôi dạy con thành công. Khi con ở 15-16 tháng tuổi, chúng ta cần làm gì để kích thích sự phát triển cho con?
Động viên bé chơi những đồ chơi khối và mềm.Giúp bé phát triển phối hợp tay- mắt, kỹ năng vận động tinh.
Xây dựng lòng tin cho bé.
Tạo môi trường kích thích, an toàn để bé khám phá thế giới xung quanh
Trao cảm giác yêu thương bằng sự chăm sóc, vỗ về, ôm hôn,những lời yêu thương
Nói chuyện, hát khi chơi hoặc chăm sóc bé.Cho bé nghe nhạc êm dịu
Lắng nghe bé nói.
Nuôi dưỡng tính tự lập của bé:tôn trọng nhu cầu muốn tự lập của bé,ủng hộ khát khao học hỏi của bé
Tránh gây cho bé những căng thẳng hoặc chấn thương về thể chất hoặc tâm lý
Đọc chuyện, đọc thơ cho bé hàng ngày. Khuyến khích bé sờ và chỉ vào đồ vật.
Giải thích sự an toàn với những từ đơn giản
Giúp bé sử dụng những từ để mô tả cảm xúc và biểu lộ tình cảm(vui mừng, giận dữ, sợ hãi…)
Khi bé ăn vạ, có thể dạy bé những bài học rất quan trọng như cách kiềm chế, giải quyết bực tức, cách thể hiện tâm trạng theo cách tích cực.Những bài học ban đầu về giải quyết xung đột là một phần trong nấc thang phát triển của bé- dạy bé kỹ năng sống
Lĩnh vực cá nhân – xã hội:
Đây là giai đoạn bố mẹ có thể giúp bé lưu ý đến bản thân mình, thông qua hoạt động vui chơi và những chăm sóc của bố mẹ dành cho bé mỗi ngày (ăn, uống, tắm rửa, mặc quần áo).
Tập cho bé chơi với người lớn và làm mẫu để bắt chước những thao tác đơn giản, tự làm một số việc như xúc ăn, tự cởi quần áo… Việc này sẽ tạo điều kiện cho bé trở nên tự lực hơn sau này.
Tạo điều kiện cho bé "Giúp đỡ" những việc nhỏ trong nhà
Lĩnh vực vận động tinh tế:
Thông qua những thao tác với đồ chơi hoặc các vật dụng trong nhà, bố mẹ có thể giúp bé thực hiện các thao tác khéo léo của đôi tay.
Bé bắt đầu chơi đa dạng hơn, có thể xếp các vật lại với nhau, hoặc chồng các vật lên cao rồi làm đổ xuống… Vì thế, bố mẹ nên chọn các đồ chơi an toàn để bé chơi và khám phá.
Dạy bé vẽ một đường thẳng.
Lật xem các trang sách, chơi những đồ vật mềm. Xếp chồng 3 khối lên nhau.
Học cách sử dụng những đồ dùng thông thường (ví dụ: điện thoại).
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
Bé cần được bố mẹ nói chuyện nhiều trong giai đoạn này để bé có thể phát triển khả năng nghe hiểu người khác rồi sau đó bé có thể nói cho người khác hiểu.
Bé có thể chưa nói rõ, cũng không sao, điều quan trọng là bố mẹ có thể tập cho bé gọi tên các đồ vật, nêu ý muốn của bé bằng lời nói, đáp ứng lại mỗi khi bé nói.
Giúp bé để tay lên miệng và suỵt như người lớn: "xì xì....".
Biết đòi ăn những thức ăn khác.
Nói "không" bất cứ lúc nào như một thói quen.
Giúp bé có vốn từ tăng lên khoảng 5 từ
Trẻ 15-16 tháng tuổi, cha mẹ hãy cùng con lật xem các trang sách
Lĩnh vực vận động thô:
Bé có thể tự di chuyển, đi lại một mình, lại hay chạy nên bố mẹ cần tạo không gian xung quanh an toàn để bé vận động và tự mình di chuyển.
Việc thực hiện những động tác chạy, nhảy, leo trèo, chơi với bóng… là cơ hội rất tốt cho bé rèn luyện và phát triển khả năng vận động của bé.
Chú ý dạy bé: Chơi bóng. Ði lên cầu thang. Biết chạy. Ði thụt lùi. Leo trèo.
----
Nguồn tham khảo: Sưu tầm.
----
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.