• 111
  • lang
  • lang

Cần làm gì để kích thích sự phát triển cho trẻ 23-24 tháng tuổi?

Mỗi em bé đều rất đặc biệt và rất khác nhau, vì vậy mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển của riêng mình. Bố mẹ không nên quá lo lắng khi con “nhanh” hay “chậm” hơn những mốc phát triển được đánh giá. Đánh giá để hiểu con, chính là chìa khóa tốt nhất để nuôi dạy con thành công. Khi con ở 19-20 tháng tuổi, chúng ta cần làm gì để kích thích sự phát triển cho con?·    

Tạo cơ hội cho bé khám phá thế giới xung quanh: Sắp xếp để bé có nhiều thời gian chơi ngoài trời. Đưa bé ra công viên, sân chơi hoặc sở thú để đi dạo, chạy nhảy và tự do khám phá.

Giúp bé thực hành những kỹ năng vận động bằng cách mua những loại đồ chơi để bé lái hay cưỡi và những loại đồ chơi kéo đẩy dành cho độ tuổi của bé.

Tập cho bé những kỹ năng mới: Mẹ và bé cùng chơi trò chơi để bé nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé hoặc đọc tên các vật quen thu

Khuyến khích bé gái chơi đồ hàng với búp bê và thức ăn đồ ch

Khen ngợi, kỷ luật và an toàn: Chú ý và khen để bé duy trì sự ngoan ngoãn. Đặt ra những giới hạn đơn giản và rõ ràng đồng thời xử lý vi phạm một cách bình tĩnh và kiên định. Cho bé được quyền chọn lựa. Bố mẹ nên kiên nhẫn giúp bé vì bé chỉ mới bắt đầu học cách điều khiển và biểu đạt bản thân

Khi bé đã có những kỹ năng mới, bố mẹ nên sắp xếp lại không gian trong nhà và thực hiện các biện pháp phòng tránh cần thiết để bé có thể khám phá một cách tự do và an toàn.

Lĩnh vực cá nhân - xã hội:

Cần dạy bé: có thể tự cởi quần áo, hoặc tự mặc được gần hết các loại quần áo, có thể xoay tay nắm để mở cửa. Bố mẹ hãy bỏ những thứ nguy hiểm ra khỏi tầm nhìn và tầm với của bé

Tập cho bé sử dụng thìa và cốc để tự ăn uống.

Dạy bé tự mình làm mọi thứ.

Dạy bé biết nhà vệ sinh dùng để làm gì, nhưng có thể bé vẫn chưa muốn dùng nó

Bố mẹ khuyến khích và cùng chơi, bé sẽ có khả năng thao tác khéo léo hơn trong việc sử dụng đồ chơi và các vật dụng.

Chú ý: Thỉnh thoảng bé biểu hiện sự tức giận của mình bằng cách đập mạnh đồ chơi, cắn, hoặc là đánh.Thỉnh thoảng bé cũng rất cứng đầu, thậm chí là khiêu khích.Bé sợ bị từ chối hoặc không cho phép.

Lĩnh vực vận động tinh tế thích ứng:

Nên giới thiệu nhiều loại đồ chơi và vật dụng đa dạng hơn để bé tập luyện những kỹ năng vận động tinh tế.

Yêu cầu bé giúp đỡ phân loại đồ chơi theo đặc điểm, ví dụ như đồ chơi mềm, đồ chơi màu đỏ…

Dạy bé ngồi và lật trang sách, giống như là bé đang đọc vậy.

Bé có thể chơi ghép hình với 3-6 miếng ghép

Có thể xếp tháp cao bằng 8 khối hộp nhỏ.

Dạy bé biết khá rõ vị trí các đồ vật ở đâu trong nhà hay xung quanh nhà mình.

Dạy bé chơi đuổi bắt, chơi xích đu

Khuyến khích bé tháo tung các thứ ra và tìm cách ghép lại chúng.

Bé có thể xếp 5 vòng tròn vào cọc đồ chơi theo đúng thứ tự từ to đến nhỏ.

Bé bắt đầu thích chơi đất nặn. Bố mẹ hãy chọn cho con loại đất nặn mềm và an toàn

Dạy bé bóc, mở các gói hộp.

Bố mẹ lưu ý :Các bạn gấu bông vẫn là đồ chơi yêu thích của bé

Lĩnh vực ngôn ngữ:

Bé tập nói: việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tập cho bé nói cần được chú trọng. Bố mẹ có thể kích thích kỹ năng này của bé qua cách diễn đạt, đặt câu hỏi, nói chuyện về những cuốn sách mà hai mẹ con đã đọc cùng nhau, hỏi ý kiến bé và trả lời các câu hỏi của bé về thế giới xung quanh.

Đây là lúc bạn nên dạy bé làm quen các con số và chữ cái.

Bé thích hỏi câu hỏi, chỉ để giữ cho câu chuyện với bố mẹ được tiếp diễn.

Bé có thể trả lời được vài câu hỏi như: “Tên con là gì?”, “Con mèo kêu như thế nào?”…

Bé có thể gọi tên những thứ mà bé thường nhìn thấy ở nhà, ở trường, hoặc quanh khu nhà ở.

Bé có thể nói cho bố mẹ biết con muốn ăn hoặc muốn uống.

Bé đang dần hiểu nghĩa của từ “một lát nữa thôi”, vì bé đang học cách chờ đợi.

Bé thích dùng những cụm từ ngắn như: “Của con”, “không thích”… và bé nói “Không” rất nhiều.

Lĩnh vực vận động thô:

Bé có thể đạp xe ba bánh nhỏ

Bé có thể ném một quả bóng vào trong rổ bóng.

Bé có thể bước xuống cầu thang 2 chân một bậc khi con bám vào tay vịn.

Bé có thể bước vài bước bằng đầu ngón chân.

Bé thích bước trên những mép vỉa hè thấp, khi được bố mẹ dắt tay.

Bé thích chạy hơn là đi bộ.

Bố mẹ chú ý: Bé có thể cảm thấy sợ hãi khi nghe những tiếng động lớn như sấm chớp, xe cứu hỏa hay tiếng máy hút bụi. Bé có thể sợ cả mưa, gió, và những con vật nữa. Bố mẹ hãy kiên nhẫn và hiểu con nhé!

    

----

Nguồn tham khảo: Sưu tầm.

---- 

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.