• 111
  • lang
  • lang

Cần làm gì để kích thích sự phát triển cho trẻ 31- 32 tháng tuổi?

Mỗi em bé đều rất đặc biệt và rất khác nhau, vì vậy mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển của riêng mình. Bố mẹ không nên quá lo lắng khi con “nhanh” hay “chậm” hơn những mốc phát triển được đánh giá. Đánh giá để hiểu con, chính là chìa khóa tốt nhất để nuôi dạy con thành công. Khi con ở 31-32 tháng tuổi, chúng ta cần làm gì để kích thích sự phát triển cho con?·

Để bé khám phá thế giới: Bố mẹ có thể đưa bé ra ngoài chơi càng nhiều càng tốt để bé tự do chạy nhảy, đạp xe và khám phá thế giới xung quanh.

Giúp bé hòa đồng với các bạn: Tạo cơ hội cho con chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa. Nên để bé tự giải quyết mâu thuẫn với bạn, nhưng bố mẹ cũng cần sẵn sàng làm “chuyên gia hòa giải” và gợi ý bé học cách chia sẻ.Bố mẹ nên là “bác sĩ” chuyên giải quyết rắc rối và giúp con kiểm soát cảm xúc.

Học và chơi cùng con: Bố mẹ và con cùng chơi những trò “chơi mà học” như đếm bậc thang, tìm mảnh ghép đồ chơi, gọi tên bộ phận trên cơ thể hay rủ nhau đóng kịch. Thể hiện các vai diễn giúp bé phân loại được cảm xúc, bố mẹ để bé thử làm “đạo diễn” vở kịch nhé!

Khen ngợi, kỷ luật, an toàn: Bố mẹ cần lập ra những giới hạn cho con thật đơn giản và dễ hiểu. Đừng quên khen ngợi khi con hành xử đúng mực. Bố mẹ luôn chú trọng phát triển kỹ năng, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho bé ngay tại chính ngôi nhà của mình.

Bố mẹ nên tập cho bé tự đi vệ sinh trong thời gian này.

Lĩnh vực cá nhân - xã hội:

Biết gọi tên ít nhất sáu bộ phận cơ thể

Biết tự mặc áo chui đầu

Biết tự chải răng một mình

Có thể gọi chính xác tên bạn bè

Biết rửa và lau tay. Đây là khoảng thời gian thích hợp để dạy bé rửa tay đúng cách. Hãy tạo thói quen làm việc này trước mỗi bữa ăn

Có khả năng nhận xét

Óc sáng tạo và trí tưởng tượng của bé ngày càng phong phú hơn

Biết thể hiện tình bạn, sự đồng cảm của mình dành cho bạn cùng chơi.Bé sẽ gặp đôi chút rắc rối vì chưa hiểu rõ cảm xúc của chính mình

Bé ham thích những trò chơi nhập vai hay giả tưởng. Song song với nỗi sợ các con “quái vật” không có thật, bé sợ cả bóng tối, thậm chí cả cái máy hút bụi nhà mình.

Chú ý: bé vẫn chưa phân biệt được giữa thế giới tưởng tượng và thực tế khác nhau thế nào.

Lĩnh vực vận động tinh tế thích ứng:

Xây tháp hình khối cao hơn

Vẽ hình tròn, hình vuông, hình tam giác

Tô đường viền, tô mầu

Vẽ người có 3 bộ phận

Ngọ nguậy ngón tay cái

Lĩnh vực ngôn ngữ:

Vốn từ của bé sẽ được “cập nhật” liên tục

Bé diễn đạt rõ rang hơn những mong muốn của mình

Chỉ được từ 6 bộ phận cơ thể trở lên

Chỉ được 4- 5 hình. Gọi tên được 4-5 hình

Hiểu được 3 hành  động  trở lên

Bé nói “không” rất nhiều bởi vì chúng đang phát hiện ra sự tự do của bản thân mình. “Không” là một cách tiện lợi để nói ra ý kiến của mình. Thỉnh thoảng, bé thậm chí nói “không” khi thực tế ý của chúng là “có”). Đôi khi bé phải sử dụng từ “không” chỉ bởi vì bé đang tức hoặc bối rối và đang đấu tranh để giải thích quan điểm của mình. Bé cũng có thể hiểu rằng, nếu bé nói “không”  đủ to và mạnh, mẹ và bố sẽ thực sự chú ý… thậm chí bố mẹ sẽ đồng ý!

 Lĩnh vực vận động thô:

Biết đi lên xuống cầu thang, biết nhảy, đạp xe đạp ba bánh và trở nên khéo léo hơn

Ném bóng cao hơn

Nhảy xa

Biết giữ thăng bằng trên một chân trong vòng một giây

----

Nguồn tham khảo: Sưu tầm.

---- 

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.