Mỗi em bé đều rất đặc biệt và rất khác nhau, vì vậy mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển của riêng mình. Bố mẹ không nên quá lo lắng khi con “nhanh” hay “chậm” hơn những mốc phát triển được đánh giá. Đánh giá để hiểu con, chính là chìa khóa tốt nhất để nuôi dạy con thành công. Khi con ở 33-34 tháng tuổi, chúng ta cần làm gì để kích thích sự phát triển cho con?·
Mỗi ngày được nhìn con yêu lớn lên khoẻ mạnh, lanh lợi là niềm hạnh phúc của tất cả các bậc phụ huynh. Do đó bố mẹ có vai trò quan trọng trong suốt quá trình này.
Cần tạo điều kiện cho bé được thoả sức khám phá thế giới, cho bé đi chơi ở những nơi công cộng có nhiều người như công viên, bể bơi, siêu thị…
Bé đã biết thêm nhiều các chi tiết của các đồ vật, vì vậy bố mẹ có thể khuyến khích bé vẽ và thêm nhiều chi tiết vào các đồ vật quen thuộc.
Khuyến khích bé miêu tả các đồ vật, biến sở thích về hội họa thành phương tiện thỏa mãn cảm xúc tràn đầy của bé.
Tạo cơ hội cho con chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa. Nên để bé tự giải quyết mâu thuẫn với bạn, nhưng bố mẹ cũng cần sẵn sàng làm “chuyên gia hòa giải” và gợi ý bé học cách chia sẻ.
Lĩnh vực cá nhân - xã hội:
Chơi đồ hàng.
Có thể làm theo các yêu cầu đơn giản.
Khả năng nhận thức và ghi nhớ ở trẻ tốt nên trẻ cũng có khả năng thực hiện kết hợp từ hai đến ba lời chỉ dẫn cùng một lúc
Tự gọi mình bằng tên và biết cả họ
Hãy để bé biết rằng, bạn không thể lúc nào cũng thực hiện theo mong muốn của bé ngay lập tức và hãy giúp bé học được tính kiên nhẫn bằng cách trả lời bé ngay khi bạn có thể.
Biết đồng cảm và làm quen với khái niệm chia sẻ
Tính tự lập của bé ngày càng được thể hiện rõ. Bé muốn được tự tay làm tất cả mọi việc mình muốn, không muốn ai giúp đỡ mình cả. Thỉnh thoảng bố mẹ sẽ ngạc nhiên nếu như bé nổi cáu khi cố tình giúp bé mặc một chiếc áo mới, hay dạy bé phải xếp hình như thế nào mới đúng…
Lĩnh vực vận động tinh tế thích ứng:
Hãy cung cấp các trò chơi xếp tranh, các mảnh ghép của chúng khác nhau (hình tròn, vuông, tam giác); xác định các hình dạng này là một kiểu khác của việc tập đọc.
Xây tháp hình khối cao hơn nữa
Đã có thể tự đi vệ sinh hàng ngày
Bé sẽ gặp đôi chút rắc rối vì chưa hiểu rõ cảm xúc của chính mình.
Bé có thể vẽ được hình tròn, vuông , tam giác
Bé thích bắt chước người lớn đặc biệt là những video, phim trên tivi. Một số trẻ thường vừa xem vừa tập theo các động tác của các nhân vật trên tivi…
Lĩnh vực ngôn ngữ:
Thích xem truyện tranh, giở trang sách và gọi tên những thứ bé thấy.
Học từ mới rất nhanh. Có thể nói chuyện từ hai đến ba câu. Nói năng một cách rõ ràng.
Bắt chước những từ cha mẹ nói.
Gọi tên những đồ ăn và đồ vật phổ biến mà bé thường xuyên tiếp xúc.
Xác định các bộ phận cơ thể.
Biết khoảng 300 từ khi được 33 tháng.
Câu có 3 đến 4 từ được bé sử dụng thường xuyên.
Bé có khả năng hát những bài hát mới, hay kể lại một câu truyện ngắn một cách truyền cảm…
Biết gọi tên màu sắc
Biết gọi tên ít nhất bốn bức tranh trong sách
Biết sử dụng những giới từ (ví dụ: ở trên, ở trong, ở đằng kia…)
Bé giải được những câu đố đơn giản.
Bé đã có khả năng diễn tả tốt ý nghĩ của mình cho người khác hiểu, miêu tả các đồ vật, đồ chơi, con người, cảnh vật hoặc cách thức sử dụng kết hợp các đồ vật, trò chơi khác nhau.
Lĩnh vực vận động thô:
Hầu hết bé ở tuổi này đã biết đi xe ba bánh.Điều này làm các cơ lớn mạnh hơn và phối hợp tạo ra sự khéo léo
Bé có thể giữ thăng bằng tốt, đặc biệt bé có thể nhảy lò cò bằng một chân, đứng nhón bằng một chân trong thời gian khá dài.
Bé rất hiếu động, rất thích được nhảy nhót .
----
Nguồn tham khảo: Sưu tầm.
----
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.
Bé đi lên đi xuống cầu thang rất nhanh bằng chân