• 111
  • lang
  • lang

Chậm nói ở trẻ - "căn bệnh của thời đại số".

Nếu như ngày xưa Thánh Gióng lên 3 mà chẳng nói được gì là một điều kì lạ, thì ngày nay việc chậm nói ở trẻ đang ngày càng phổ biến và có thể trở thành căn bệnh của thời đại số. Trước đây chúng ta thường nghĩ rằng trẻ nói được ít hay chậm nói là do cơ địa nó vậy, và cứ đợi thời gian rồi trẻ sẽ nói. Nhưng, thực tế chậm nói còn liên quan đến nhiều đến vấn đề sức khỏe khác sau này của trẻ.

TẠI SAO CÓ THỂ XEM LÀ CĂN BỆNH CỦA THỜI ĐẠI SỐ?

Những gia đình hiện đại ngày nay thường chỉ gồm cha mẹ con cái sống trong một ngôi nhà và dễ dàng bị bao vây bởi các thiết bị điện tử như ipad, điện thoại… Một báo cáo của nhóm TS. Heuvel, BV Nhi, Canada đã cho thấy: những “bảo mẫu bất đắc dĩ” là những chiếc ipad/điện thoại này có thể liên quan đến khoảng 50% nguy cơ chậm nói và ít giao tiếp ở trẻ.

Hơn nữa, quỹ thời gian của cha mẹ ngày nay thường chỉ còn buổi tối do phải làm việc cả ngày, nhưng tối về mối quan tâm chỉ thường là tắm rửa, cho ăn, và rồi đi ngủ. Họ thường quên về chất lượng của thời gian bên con, nó không nằm ở tắm-ăn-ngủ mà quan trọng hơn rất nhiều là thời gian giao tiếp tích cực cùng con.

Theo báo cáo của TS. Nairan, ĐH Connecticut, Mỹ đã cho thấy sự thiếu giao tiếp của cha mẹ trong gia đình có liên quan đến sự chậm nói của trẻ sau 2 tuổi, và có thể kéo dài đến 33 tháng tuổi. Ngoài ra, theo TS. Brittany, Northwestern, Mỹ cũng cho biết trẻ chậm nói thường kém trong kiểm soát cảm xúc và khả năng diễn đạt. Vậy, bạn cũng đừng thắc mắc tại sao khi bạn ít dành thời gian với con, con trẻ lại rất ương bướng.

TRẺ KHÔNG ĐÒI HỎI NHIỀU THỜI GIAN CỦA BẠN ĐÂU, NHƯNG TRẺ CẦN LÀ TÌNH YÊU VÀ SỰ QUAN TÂM BẠN ĐẶT VÀO TRONG TỪNG PHÚT GIÂY ĐÓ

Nếu bạn bận rộn cả ngày, thì hãy dùng thời gian buổi tối và cuối tuần để tăng thời gian tích cực bên con. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy rằng: sự tương tác giao tiếp của cha mẹ dẫn đến sự gia tăng cả mức độ sử dụng ngôn ngữ và số lượng từ vựng của trẻ. Thời gian giao tiếp tích cực không phụ thuộc bao lâu bạn giao tiếp với trẻ mà là bao nhiêu thời gian bạn làm bé vui, ngạc nhiên, phản ứng, tham gia hoặc hiểu những gì bạn đang giao tiếp ở bất kỳ hoạt động nào.

Đây là một số gợi ý cho cha mẹ:

A. Thời gian tích cực cuối tuần

Tổ chức picnic, đi công viên, nhà sách, bảo tàng, cùng chơi thể thao cả gia đình… là những hoạt động nên làm vào cuối tuần. Đừng chọn đến quán café nhưng rồi mỗi người 1 chiếc điện thoại.

B. Thời gian tích cực mỗi ngày.

Không phải tất cả những hoạt động bên dưới đều cần, nên nhớ khi nào bạn thực sự dành thời gian và để tâm vào thời gian đó hãy cho trẻ điều tốt nhất cho cái gọi là “thời gian bên trẻ”

1. Hoạt động tắm cho con

+Trong lúc tắm, bạn có thể trò chuyện với trẻ về các hoạt động ở trường. Với các bé nhỏ, có thể trò chuyện khi mát-xa hoặc lúc chơi thú tắm.

+Sau khi tắm, để con chọn quần áo, tự mặc quần áo (nếu được).

2. Hoạt động trước lúc ăn

+Cho trẻ tham gia cùng bạn vào hoạt động chuẩn bị bữa ăn. VD, các bé từ 2 tuổi có thể phụ mẹ phân loại rau theo màu sang từng đĩa.

3. Hoạt động buổi tối

+Các hoạt động như đọc sách, tô màu, xếp hình, chơi trò chơi… có thể chơi cùng trẻ lúc này

+Trước giờ ngủ 20-30 phút, cùng trẻ dành thời gian hugging time với các hoạt động như đọc sách, cho trẻ thuật lại điều gì đó, hỏi đáp… nhưng đều diễn ra trên giường.

Bạn đã bao giờ hỏi thử xem trong ngày con thích nhất là lúc nào chưa? Còn cô bé Leigh – người bây giờ đã là giáo sư nổi tiếng và tổng biên tập cho 1 tòa soạn người Mỹ đã chia sẻ rằng: “Đó là hàng đêm tôi được rúc vào người mẹ cười khúc khích với những cuốn sách”. Bạn biết không, với trẻ điều hạnh phúc đôi khi rất đơn giản, nhưng sẽ luôn là những kí ức đẹp trong trẻ. Gần đây, trên mạng xã hội tôi thấy nhiều bạn chia sẻ về hoạt động hugging time cùng con của chương trình #CùngEnfa #Bênconmỗitối rất hay và ý nghĩa. Đôi lúc chỉ là những hành động đơn giản cùng con nhưng giá trị nó mang lại là rất lớn cho sự phát triển của trẻ.

4. Hoạt động tái năng lượng cho gia đình

Hoạt động “tái năng lượng” cho gia đình nên thu hút sự tham gia của trẻ để tăng thời gian trò chuyện cùng nhau cũng như sự chia sẻ của mỗi thành viên. Có nhiều cha mẹ hỏi làm sao để trẻ chịu uống sữa mỗi tối? Tại sao bạn không biến nó thành 1 hoạt động mà ở đó trẻ có vai trò. Như “uống sữa ngắm sao cùng mẹ nhé Bi”. Bạn có thể cùng bé uống sữa đầy đủ DHA & MFGM, cùng ăn bánh nhẹ và hỏi đáp các vấn đề trẻ thích và quan tâm.

Bottom line:

Bạn nghĩ sao nếu biết rằng vị tỷ phú thế giới Bill Gates, người luôn bị bủa vây bởi hàng đống công việc cần giải quyết, vẫn duy trì thói quen chơi với con mỗi tối. Vợ ông, bà Melinda từng chia sẻ rằng: Bill thường chơi với con và tối nào cũng chờ các con ngủ hết ông mới đi ngủ. Tôi tin rằng mỗi người cha người mẹ trong chúng ta đều yêu thương và mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Tuy nhiên, chúng ta cùng cần biết đâu là điều trẻ cần và quan trọng nhất với trẻ trong lúc này.

----

Notes

Brittany L. et al. 2019 Journal of Applied Developmental Psychology, 65: 101070

Anh Nguyen

----

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.