Tại sao phải dạy trẻ cách tự đứng lên:
Đơn giản, trẻ cần biết những kỹ năng để vượt qua những vấp ngã, rồi đứng lên đi tiếp. Bạn thử hỏi 1 người thành công: Họ đã ngã bao nhiêu lần và phải tự đứng lên ra sao! Khi ra khỏi vòng tay của bạn, trẻ con phải học cách nhận ra bản thân, học cách biết tự an ủi và biết cách vượt qua. Trên thực tế, trẻ con tự chịu áp lực rất tốt. Đó cũng là lí do mà bạn thấy rằng: Trẻ ít kể những chuyện xảy ra ở trường cho bạn nghe vì đa phần trẻ phải tự chịu đựng. Điều này là vì khi trẻ đối đầu 1 áp lực, mức độ tự tin bản thân trẻ giảm dần đến khi trẻ chấp nhận như 1 phần trong cuộc sống và trẻ không nghĩ cần chia sẻ. Do đó, trẻ cần được dạy cách biến sự chịu đựng thành động lực phát triển. Những trẻ biết kỹ năng này sẽ trở thành người thành đạt trong tương lai.
Đây là chia sẻ thật tôi nhận được từ một người mẹ: "Con chị bình thường ở nhà rất vui vẻ, nhưng khi bắt đầu đi học trẻ trở nên buồn và sợ đi học. Khi hỏi tại sao bé buồn, thì trẻ chỉ trả lời "con nhớ mẹ". Người mẹ rất băn khoăn, liệu áp lực nào trẻ đang chịu ở lớp? Liệu có nên để trẻ ở nhà vui vẻ như ban đầu. Cuối cùng người mẹ vẫn quyết định cho con đi học, nhưng vẫn mang băn khoăn. Câu trả lời của tôi là: Chúng ta vẫn tiếp tục cho trẻ đến trường. Đó là cách mà chúng ta dạy trẻ cách thương thuyết với áp lực. Vào cuộc thương thuyết, bạn nên tạo cho trẻ sự thoải mái khi chia sẻ. Tìm hiểu tình huống để giúp trẻ bày tỏ suy nghĩ về tình huống đó. Trò chuyện với trẻ nhiều hơn khi trẻ bắt đầu đến tuổi đi lớp là được khuyên. Liệu việc chúng ta cố rặn hỏi những gì xảy ra với trẻ hay chúng ta giúp trẻ cách để vượt qua thì tốt hơn. Đơn giản, rặn hỏi không giải quyết được vấn đề, thậm chí bạn cũng chẳn hỏi được gì. Việc bạn cần là giúp trẻ xây dựng nghị lực cho bản thân, chấp nhận khó khăn và cho trẻ biết trẻ luôn có sự ủng hộ và yêu thương từ bạn và gia đình là đủ.
GS. Lawrence S. từng chia sẻ những cách để xây dựng nghị lực ở trẻ:
1. Nên để trẻ tự làm
Cách đơn giản nhất là hãy để trẻ làm và từ đó trẻ sẽ nhận ra là nên làm gì, sai ở đâu và sửa như thế nào. Khoa học cũng cho thấy, chính việc bắt tay vào làm thì sự sáng tạo mới được xây dựng.
Quy định những công việc vừa độ tuổi của trẻ và để trẻ thực tập tự làm. Sau khi làm xong, bạn hỏi trẻ 1 vài câu hỏi như:
a. Con thấy như thế nào?
b. Nếu mẹ để con làm mỗi ngày thì con có chịu không? Nếu không, tại sao?
c. Có cái nào con cần mẹ giúp không?
2. Giúp trẻ "định ngĩa" về tự thân vận động.
Đừng quá giáo điều giảng nghĩa cho 1 cậu bé dưới 15 tuổi là phải làm gì để biết tự thân vận động. Những đứa trẻ cần được đặt vào tình huống và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, thì sẽ tự tìm được định nghĩa của cụm từ "Tự thân vận động". Trong những lúc trò chuyện với trẻ, bạn có thể đặt những tình huống để trẻ thử bày tỏ suy nghĩ và cách giải quyết.
Một số tình huống gợi ý như:
a. Không bạn nào gọi Marry vào chơi cùng trò chơi nhảy dây vào giờ ra chơi, nhưng Marry thật sự muốn chơi. Con nghĩ Marry nên làm gì và nói gì với các bạn để chơi cùng?
b. Khi Tom vào căn-tin trường, thấy 1 nhóm bạn trong lớp đang ngồi, và còn 1 chỗ trống. Mấy bạn này Tom chưa từng nói chuyện bao giờ. Nhưng, Tom cũng muốn ngồi cùng. Con nghĩ Tom nên làm gì?
3. Chỉ nên dùng từ "tích cực" khi nói về bản thân
Bạn có biết trung bình những trẻ dưới 15 tuổi dùng 300 lần những từ tiêu cực để tự nói về bản thân mình trong ngày. Bạn hãy giúp trẻ làm quen với từ tích cực thay vì là tiêu cực khi nói về bản thân. Một số bằng chứng về tâm lý học cho thấy: Những lời tích cực có xu hướng tạo hành động thúc đẩy bản thân sẽ làm trẻ bớt stress và biểu hiện thành tích tốt hơn. Để giúp trẻ, hãy sửa trẻ ngay từ nhỏ. Ví dụ, trẻ chơi đá banh không tốt, thường tự vấn: “Mình đá bóng quá tệ”, hãy giúp trẻ nói rằng: Mình luyện tập để đá tốt hơn.
Công thức rất đơn giản tương tự như cấu trúc khẳng định trong tiếng Anh:
Tôi KHÔNG làm gì --> Tôi LÀM + hành động để tốt hơn [bỏ từ KHÔNG, thay bằng MỤC TIÊU]
Ví dụ, “Con không chạy bền được đâu” --> Con chạy được 10 phút mỗi ngày để tốt hơn
Note:
Lawrence E.S. (2004) 101 ways to teach children social skills. Guidance group
Fb Anh Nguyen
---
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.
- Truy cập Fanpage: https://www.facebook.com/tuvantrilieutamlytreem