• 111
  • lang
  • lang

Dạy trẻ tinh thần trách nhiệm

Tôi từng đến thăm nhà 2 người bạn vào giờ cơm tối. Khi chuẩn bị đến giờ cơm, đứa bé của người bạn A thì nhanh nhảu xếp tập và chạy vào bếp phụ mẹ xếp chén và khăn bàn. Dù đôi tay nhỏ xíu nhưng rất cẩn thận bưng tô salad, sau đó vui vẻ chạy ra mời tôi và bố cô bé vào ăn. Một hình ảnh ngược lại, cô bé của người bạn B cũng chạc tuổi cô bé kia, nhưng đến giờ ăn thì mẹ cô hì hục làm mọi thứ và cô bé cứ ngồi học. Người mẹ nói với tôi: "nó chưa biết làm gì đâu, cứ học hành là được em ạ, chị làm được hết!" Đến khi mọi người vào bàn ăn, cô bé vẫn chưa chịu ra dù được mẹ gọi nhiều lần và phải đích thân mẹ vào dụ ra ăn cơm.

Đây là một câu chuyện về gia đình 2 người bạn của tôi, nhưng rất đáng ngẫm! Không phải cách dạy con, cách nuông chiều con, mà là cách chúng ta đặt sai trẻ vào trung tâm tình yêu và nghĩ rằng đó là tốt, đó là đang yêu thương trẻ.

Cuộc sống này không chỉ học.

Trẻ con ngày nay rất dễ như cô bé của người bạn B. Thực ra cô bé không hề lười nhác hay sai trái gì, mà là cách cha mẹ cô bé đặt sự yêu thương và chăm sóc chưa đúng.

Cha mẹ của gia đình B có yêu thương bé không? Có, họ rất yêu thương bé. Tuy nhiên, nếu họ nghĩ đã đặt bé vào trung tâm của tình yêu đó thì đã sai. Thực ra họ đang giành lấy những cơ hội để trẻ được học các kỹ năng sống xã hội- nơi mà trẻ mãi mãi không bao giờ sống một mình, mà phải sống cùng mọi người, phải biết các kỹ năng sống và giao tiếp để tồn tại. Hơn nữa, việc bao bọc có thể làm trẻ trở nên ích kỹ và dễ dàng "lạc hậu" với thế giới và không thể hòa nhập

Trẻ con cần được dạy như cô bé ở gia đình A. Bên cạnh việc học, trẻ cần được tham gia vào các hoạt động của gia đình như dọn dẹp, trò truyện , vui chơi cùng các thành viên, trồng cây với cha mẹ, ông bà, dọn cơm, đón khách... Không chỉ vậy, khi ở lớp trẻ cũng nên tham gia hoạt động của lớp. Khi đi làm, trẻ cần tham gia vào các hoạt động cùng các đồng nghiệp.

Qua các hoạt động này, trẻ học được những kỹ năng quan trọng mà sách vở không dạy, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp và khả năng thích ứng.

Cha mẹ nên tạo môi trường như thế nào cho trẻ?

+Trẻ nhỏ hơn 3 tuổi: trẻ nên có dịp tham gia vào các hoạt động cùng gia đình như đi dạo cả nhà, lựa vớ sau khi giặt như 1 trò chơi, chơi chuyền banh cùng cả nhà,... Thực ra, càng nhiều hoạt động cho trẻ có vai trò cùng gia đình hay người thân thì trẻ sớm nhận ra trẻ có vai trò và bắt đầu có trách nhiệm trên mỗi vai trò.

+Trẻ sau 3 tuổi: trẻ bắt đầu nhận thức tốt về công việc nhà, cũng như các hoạt động đóng góp. Có thể khuyến khích trẻ tham gia vào công việc nhà của gia đình, công việc chung như phụ và dọn bàn ăn. Xa hơn, các hoạt động gây quỹ hay tạo lợi ích cho cộng đồng. Điều quan trọng là cho trẻ có vai trò trong từng hoạt động.

Note: Bác sĩ Anh Nguyen

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.