• 111
  • lang
  • lang

Giáo dục trẻ theo cách khuyên nhủ như thế nào là đúng?

Tôi rất thường nghe các cha mẹ nói chuyện với nhau về cách dạy con: "còn nhỏ mà, nó sai thì nói cho nó hiểu, khuyên nhủ từ từ". Cha mẹ ngày nay thường sử dụng cách giáo dục theo kiểu "khuyên nhủ trẻ" hơn ngày xưa. Đó là 1 chuyển biến tích cực vì chúng ta bắt đầu nhận ra và tôn trọng giá trị của con trẻ. Tuy nhiên, một số đã hiểu theo cách thụ động của sự khuyên nhủ. Nghĩa là, nói cho trẻ nghe và chờ trẻ thay đổi. Thực ra nếu chúng ta áp dụng khuyên nhủ trẻ chưa đúng cách hoặc không cho trẻ công cụ để thay đổi khi trẻ có một hành vi chưa đúng thì khó để trẻ hiểu và thay đổi hành vi. Vậy công cụ đó là gì?

Tổ chức CDC Mỹ nhấn mạnh khi giáo dục trẻ: trẻ cần được trao cho cả hai công cụ:

1, Yêu thương cổ vũ để trẻ được tự tin, và vui vẻ

2, Áp lực để trẻ nhận ra sức mạnh và đạt giới hạn của bản thân, từ đó biết tự đánh giá và thay đổi hành vi

Dạy dỗ trẻ được ví von như bài toán "cộng và trừ", có phép cộng và cũng có phép trừ. Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy, có cơ hội và cũng có thách thức

Điều gì xảy ra khi cha mẹ cho trẻ thiếu áp lực?

Đứa trẻ chỉ toàn là "phép cộng", nghĩa là trẻ sẽ thiếu cơ hội đón nhận thử thách và không thể hiểu được sức mạnh cũng như đạt được giới hạn của bản thân. Trẻ thường tự phụ, ỷ lại cha mẹ, trở nên ương bướng khi không hài lòng vì đơn giản không ai được phép cho trẻ "dấu trừ".

Áp lực nên là như thế nào?

Khi nghe nói đến cho trẻ áp lực, nhiều cha mẹ trong chúng ta sẽ bối rối: vậy tạo cho trẻ áp lực để làm gì? và nên như thế nào?

Thực ra, áp lực cũng có 2 dạng. Dạng tích cực và dạng tiêu cực.

Dạng tiêu cực là đánh, mắng, la chửi hổ báo hay phạt đòn roi, hù dọa gây chấn thương tâm lý trẻ. Tất cả những điều này là phi giáo dục và không có ý nghĩa thay đổi hành vi với trẻ.

Áp lực có thể hiểu là một rào cản để buộc trẻ phải suy nghĩ, đánh giá và thay đổi hành vi. Áp lực ở đây là tích cực. Chúng ta thường nghe đến time-out, hay đến 1,2,3 magic là một trong những cách tạo áp lực tích cực này. Vì khi đó bạn cho trẻ thời gian để suy nghĩ, đánh giá và lựa chọn. Đó là quy trình quan trọng trong thay đổi hành vi ở trẻ.

Ngoài ra, với các bé từ 3-12 tuổi, việc trẻ dần bắt đầu nhận thức bản thân kết nối nhiều hơn với môi trường xung quanh. Do đó, đưa ra luật lệ, hướng dẫn cho trẻ hiểu cụ thể về thưởng phạt. Khi trẻ phá luật, phạt ở đây là 1 áp lực. Đơn giản vì nó là cách để trẻ hiểu về hành vi.

Khi trẻ từ 5 tuổi trở lên, việc đi học là một trách nhiệm, cha mẹ cần cho trẻ hiểu điều này. Càng giúp trẻ hiểu điều này thì trẻ càng hòa nhập vào môi trường mới này dễ hơn. Dĩ nhiên, ở trong môi trường mới này, trẻ cần phải tuân thủ các luật lệ ở đó. VD, sáng phải thức sớm và soạn tập vở đến trường đúng giờ, về nhà làm bài nếu có,... Cha mẹ trở thành bạn của trẻ để cùng yêu thương và chia sẻ sự khó khăn của trẻ khi ở môi trường này để trẻ có được cái gọi là áp lực để thành người.

Bottom line

Yêu thương trẻ là điều mà tất cả cha mẹ trên thế giới đều muốn dành cho con của mình, nhưng tình yêu đó cũng cần đủ mềm dẻo để trẻ cảm nhận được sự dịu dàng trong tình yêu của bạn, nhưng cũng cần đủ cứng rắn uốn nắn trẻ để trẻ phát huy được sức mạnh của bản thân mình.

Note

CDC. Child Development. 2020

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu. 

- Địa chỉ Fanpage: https://www.facebook.com/tuvantrilieutamlytreem