• 111
  • lang
  • lang

HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO TRẺ EM BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC

Vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em thời gian gần đây đang trở nên nhức nhối, số vụ trẻ em bị lạm dụng có xu hướng gia tăng. Việc bị xâm hại tình dục sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ: không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần mà nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.

Những vấn đề tâm lý thường xảy ra đối với nạn nhân là trẻ em bị xâm hại tình dục:

- những ca trẻ bị xâm hại tình dục, dù ít hay nhiều cũng có để lại những tổn thương tâm lý cho trẻ, tuy nhiên, thường những tổn thương tâm lý không được coi trọng bằng những tổn thương về mặt thể chất của trẻ. Do vậy những mặt tổn thương về tâm lý của trẻ thường bị ẩn đi hoặc bị quên lãng nhưng hòan tòan không mất đi đối với trẻ, đó có thể là những ám ảnh lâu dài của trẻ về những hành vi tình dục khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

- Phần lớn những ca XHTD trẻ em, đối tượng đều là những người thân quen của trẻ: bố đẻ, cha dượng, anh trai, anh họ, thầy giáo, người hàng xóm, bạn bè, người yêu,…hoặc người ở cùng nhà với trẻ. Điều này gây cho trẻ niềm tin bị sai lệch về những người nam giới khi trẻ lớn, hoặc đôi khi làm trẻ có nguy cơ đổ lỗi cho bản thân về những điều tai nạn đã xảy ra với mình….

- Nhu cầu mong muốn của bản thân gia đình trẻ bị xâm hại tình dục: kiện đối tượng Xh trẻ ra tòa; giấu kín mọi chuyện sợ ản hưởng đến danh tiếng uy tín của gia đình; bao che cho tội phạm;…. Chính những động cơ mang tính xã hội từ  phía gia đình nạn nhân đã làm ảnh hưởng tới tâm lý trẻ. Thay vì chỉ bị chính thủ phạm xâm hại tình dục, sau khi trẻ phải kể lại cho gia đình, cơ quan công an và chính quyền sự việc, thêm một lần nữa trẻ tiếp tục bị xâm hại và bị tổn thương.

Hậu quả tâm lý xã hội của trẻ bị XHTD

•         Lo sợ, xấu hổ, buồn, giận, suy xụp, thù địch, khủng hoảng

•         Tự trọng thấp; Kỹ năng xã hội kém

•         Bị phản bội lòng tin; Lẫn lộn về vai trò

•         Cảm thấy không công bằng

•         Mất ranh giới trong ứng xử, suy nghĩ và tình cảm

•         Vi phạm về thể chất và ranh giới dẫn đến bị hội chứng “đồ vật bị huỷ hoại”

Hậu quả lâu dài

•         Coi thường việc bị lạm dụng

•         Chính chắn giả tạo

•         Lệch lạc giới tính

•         Có thể trở thành tội phạm XHTD khi trưởng thành

•         Có những biểu hiện hung hãn trong tình dục ở trẻ nam và sinh hoạt tình dục bừa bãi ở nữ

•         Có cư xử khiêu dâm và tò mò quá mức về tình dục (trò chuyện, kể, thu thập thông tin...)

•         Tránh các hình thức tác động tình dục (không dám nói đến, đề cập đến; né tránh…)

•         Khó hình thành niềm tin, tình yêu và các quan hệ tình dục lành mạnh.

 Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị khủng hoảng tâm lý khi bị xâm hại tình dục

Cần nhấn mạnh, dù ít hay nhiều, dù đối tượng chưa thực hiện được hành vi xâm hại tình dục với trẻ, nhưng đã có hành vi tấn công nhằm thực hiện hành vi đó thì đều gây cho trẻ những chấn thương tâm lý nhất định

- Những chấn thương tâm lý có thể quan sát được

+ trẻ bị rối loạn giấc ngủ, hay nói mơ

+ trẻ có biểu hiện khép kín, co mình, không thích giao tiếp, tránh tiếp xúc với nam giới

+ Trẻ bị rối loạn bài tiết: hay bị ra mồ hôi, tiểu – đại tiện bừa bãi

+ trẻ hay quấy khóc, không thích ở một mình

.....

- những chấn thương tâm lý chỉ có thể nhận biết thông qua đánh giá, thăm khám tâm lý

+ trẻ bị rối loạn nhân cách

+ trầm cảm

+ Hoang tưởng sợ hãi

+ rối loạn hành vi

+ tâm thần phân liệt

- Các hình thức XHTD:

XHTD không tiếp xúc thân thể:

•         Phô bày thân thể cho trẻ thấy

•         Cho trẻ xem phim, ảnh khiêu dâm

•         Cho trẻ thấy các hành vi của quá trình giao hợp

•         Thủ dâm trước mặt trẻ

•         Nhìn trộm khi trẻ tắm/ thay đồ

•         Đưa ra những nhận xét dâm dục về cơ thể của trẻ

XHTD có tiếp xúc thân thể:

•         Ép trẻ chạm vào bộ phận sinh dục của người lớn

•         Sờ mó hoặc vuốt ve mơn trớn những bộ phận kín và nhạy cảm của trẻ (cơ quan sinh dục bên ngoài, hậu môn, sờ mó vào ngực của các bé gái) hoặc sờ mó vào những bộ phận trên cơ thể đứa trẻ mà có tác động tới bộ phận tình dục.

•         Thực hiện cái hôn để thoả mãn nhu cầu tình dục

•         Tìm cách xâm nhập vào vùng kín hoặc hậu môn của trẻ bằng những dụng cụ không vì mục đích chữa bệnh

•         Quan hệ tình dục với trẻ

•         Dụ dỗ trẻ vào con đường mại dâm, bóc lột tình dục

•         Quay phim, chụp ảnh khiêu dâm với trẻ

Phát hiện trẻ bị xâm hại tình dục

Về thể chất

•         ThÊy ®au, mÖt mái

•         Có vết bầm tím, bị chảy máu, bị sưng, rách hoặc bị trầy xước, đau rát ở bộ phận sinh dục, hậu môn.

•         Đau khung xương chậu, đau ở những bộ phận khác của cơ thể mà không lý giải được.

•         Vùng kín có mùi hôi hoặc bị chảy nước.

•         Quần áo nhàu nát, bẩn thỉu hoặc dính máu, nhất là quần lót. Đi lại và ngồi một cách khó khăn.

•         Đau buốt khi đi tiểu tiện, bị viêm đường tiết niệu.

•         Mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

•         Mang thai

Về xúc cảm, tình cảm:

•         Đổ lỗi, trách cứ cho bản thân, xấu hổ, giận dữ, cuồng nộ, hung hăng, buồn, đau đớn.

•         Thay đổi tính cách thường xuyên và đột ngột.

•         Suy sụp.

•         Dửng dưng, không có phản ứng tình cảm.

•         Lo sợ bị tấn công, sợ vô cớ, khiếp sợ

•         Thần kinh luôn căng thẳng.

•         U sầu, buồn bã, bồn chồn, tức giận vô cớ.

•         Hoảng loạn, xuất hiện các ảo giác bệnh lý

•         Cảm giác bất lực, tuyệt vọng về bản thân

Về hành vi:

•         Nói rằng mình bị xâm hại tình dục

•         Có sự quan tâm không bình thường, hoặc sợ hãi khi đề cập đến vấn đề tình dục

•         Tự xâm hại bản thân

•         Thể hiện những kinh nghiệm về tình dục hoặc ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ không phù hợp với lứa tuổi

•         Tự cô lập và xa lánh, không chan hòa với mọi người

•         Cách cư xử, chơi đùa với các trẻ em khác, với búp bê, đồ chơi hoặc động vật có biểu hiện mang tính tình dục

•         Liên tục đái dầm hoặc ỉa đùn

•         Có những cách xử sự thụt lùi như nói tục, mút ngón tay. Những hành vi này sẽ tái hiện dù khi những giai đoạn này đã qua đi

•         Có hành vi gợi tình với người lớn hoặc với trẻ khác

•         Từ chối cởi trang phục hoặc đồ lót khi đi khám bệnh, ngại đến các cơ sở y tế

•         Lạm dụng rượu và ma túy

•         Hay thủ dâm

•         Hay giật mình

•         Không thể tập trung

•         Ăn uống thất thường

Nhận biết nguy cơ dẫn đến tự sát ở trẻ bị XHTD

•         Có kế hoạch tự sát

•         Tưởng tượng về tự sát

•         Tuyên bố ý định tự sát

•         Chuẩn bị những phương tiện tự sát

•         Những lần cố tình gây hại cho bản thân trong quá khứ

•         Những lần định tự sát không thành trong quá khứ

•         Lịch sử những vụ tự sát của gia đình

•         Quen biết với ai đó gần đây đã tự sát

•         Nghe thấy những mệnh lệnh ảo giác

•         Có những suy nghĩ loạn tâm thần có thể làm tăng mức độ nguy cơ

•         Tuyệt vọng, Xấu hổ, cô đơn

•         Có sử dụng ma túy và đồ uống có cồn

•         Mới bị mất mát người thân, tổn thất tình cảm nặng nề

•         Những trạng thái căng thẳng khác trong cuộc sống

•         Không bảo đảm an toàn

 

Những lưu ý dành cho cán bộ CTXH khi làm việc với trẻ em bị XHTD

•         Khi giúp đỡ trẻ luôn có 2 NTV: 1 nam, 1 nữ

•         Không quá tập trung vào việc thu thập thông tin

•         Không để nhiều người vây quanh trẻ

•         Không làm trẻ bối rối hoặc đặt câu hỏi tại sao, câu hỏi mở về những điều trẻ (nhỏ tuổi) nói

•         Không bao giờ đổ lỗi cho trẻ về trường hợp bị XH

•         Không nên đứng về phía bên nào (ngay cả dùng lời lẽ thóa mạ kẻ XH) để đưa ra nhận xét

•         Không hứa những điều NTV không chắc chắn

•         Nếu kẻ xâm hại các em gái là nam giới thì tuyệt đối người tham vấn không thể là nam giới, vì nam giới có thể thiếu sự nhạy cảm giới tính dẫn đến làm tổn thương trẻ. Ngoài ra bản thân trẻ sẽ phóng chiếu kẻ xâm hại vào chính người trợ giúp.

Các quy tắc phòng chống nguy cơ bị XHTD

•         Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.

•         Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.

•         Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.

•         Không đi nhờ xe người lạ.

•         Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình.

•         Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.

•         Không nói chuyện điện thọai với người lạ là mình đang ở nhà một mình.

Những chỉ dẫn của NTV giúp trẻ tránh nguy cơ bị động chạm không an toàn, bị XHTD?

-         Đứng ngay dậy

•         Nhìn thẳng vào kẻ định sàm sỡ

•         Lùi ra xa đủ để không cho họ với tay được đến mình.

•          Nói to/hét to và kiên quyết : Không ! Hãy dừng lại ! Tôi không cho phép ! Tôi không muốn ! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người …Có thể nhắc lại.

•         Bỏ đi ngay

•         Kể ngay với những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,… cho đến lúc có người tin và giúp đỡ.

•          Nếu em bị XHTD, hãy cùng người lớn đến cơ sở y tế để khám.

Cách thức tìm hiểu/điều tra trẻ bị XH

•         Quan sát các biểu hiện của trẻ: trang phục, cách nói, cách ngồi, các biểu cảm nét mặt.

•         Sử dụng các câu hỏi mở với trẻ lớn để trẻ dễ phát biểu ý kiến hoặc bày tỏ quan điểm. Sử dụng câu hỏi đóng đối với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi.

•         Có thể để trẻ vẽ tranh, nặn đất, phát biểu cảm tưởng về một nhân vật hoặc một vấn đề hoặc NTV sử dụng các bài tập/trò chơi.

•         Hãy nhớ rằng trẻ em không phải là người có lỗi khi bị XHTD và phải luôn nói với trẻ điều này.

Những yêu cầu đối với người giúp đỡ

-         Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ dù nội dung câu chuyện là gì.

-         Không phủ nhận khi trẻ kể chuyện bị XH. Hãy nói với trẻ là bạn tin tưởng trẻ, rằng trẻ không có lỗi, khẳng định rằng trẻ đã rất dũng cảm khi nói ra sự việc.

-         Kiềm chế xúc cảm của bản thân (sự giận dữ của bạn đối với kẻ xâm hại có thể làm trẻ hoảng sợ).

-         Nhạy cảm đối với thái độ của trẻ.

-         Không ép buộc trẻ nói nếu trẻ chưa sẵn sàng kể lại sự việc. Có thể phải nói với trẻ về việc tiết lộ bí mật để được giúp đỡ.

-         Tự thu thập thêm thông tin.

-         Ghi lại chính xác những gì đối tượng nói.

-         Lưu ý về hội chứng Stockhom đối với trẻ bị người thân LD

Để tố giác và có thêm thông tin về quy trình can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục, hãy gọi số 111 - Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em. Đây là số điện thoại miễn phí hoạt động 24/24h. Hoặc liên hệ số điện thoại 02437476154.