Làm cha mẹ là hành trình mang yêu thương và sự chăm sóc cho con bạn. Làm cha mẹ không hề dễ dàng, đôi khi có thể khiến bạn nản lòng. Bên cạnh niềm vui từ việc nuôi dạy con cái, cha mẹ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Những khoảng thời gian khó khăn có thể mang đến cho bạn cơ hội học hỏi và trưởng thành trong vai trò làm cha mẹ.
Nhờ đến sự giúp đỡ là điều bình thường bởi không ai trong chúng ta là người hoàn hảo. Không có cha mẹ hoàn hảo, con cái hoàn hảo hay người hoàn hảo. Chúng ta chỉ có thể làm tốt nhất trong khả năng của mình và bất kỳ ai cũng có thể cần sự giúp đỡ trong một lúc nào đó. Đôi khi bạn không biết nên làm gì với hành vi của con trẻ. Bạn có thể cảm thấy khó xử với một số hành vi của trẻ, tuy nhiên những hành vi đó lại có thể hoàn toàn là những hành vi bình thường. Đó là do trẻ chưa học được hết các kỹ năng cần thiết để tương tác, hòa hợp với người khác, có được cái mà trẻ muốn và giải thích được cảm giác của trẻ.
Một trong những hành vi thường gặp ở trẻ là trẻ hay cắn người khác, bạn sẽ làm gì?
Trước hết, cần phải hiểu tại sao điều nàu lại xảy ra?
Một đứa trẻ có thể cắn người khác vì trẻ đang tức giận hoặc buồn bực.
Trẻ có thể cắn người khác để gây sự chú ý.
Cũng có thể trẻ cắn vì đang mọc răng.
Bạn có thể làm gì?
Hãy cương quyết trong lời nói và hành động của bạn, nói với bé rằng, “Con không được cắn. Cắn sẽ làm người khác đau đấy.”
Nếu trẻ đã đủ lớn để hiểu, hãy bảo trẻ “đổi vị trí”. Giúp bé hình dung khi bị cắn sẽ đau như thế nào
Đừng cắn lại. Nếu bạn cắn lại, trẻ sẽ nghĩ rằng cắn người thì cũng chẳng sao.
Khi trẻ cắn người khác, hãy:
Quan tâm và dỗ dành em bé bị cắn. Điều này sẽ dạy cho trẻ về việc quan tâm đến người khác
Nhẹ nhàng khiến trẻ chú ý và nói cương quyết và bình tĩnh rằng: “Cắn sẽ làm người khác đau đấy. Mẹ/ba sẽ không để con cắn người khác vì người khác sẽ bị đau.” hoặc là “Răng là dùng để ăn.”
Nếu trẻ đã đủ lớn, hãy yêu cầu trẻ đưa ra các hành động khác. “Cắn người không phải là cách tốt để có điều con muốn. Con có thể nói cho mẹ/ba cách khác được không?”
--
Nguồn tham khảo: Chương trình làm cha mẹ vì sự phát triển toàn diện của trẻ em Việt Nam của UNICEF Việt Nam.
---
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.