• 111
  • lang
  • lang

Khi trẻ nói "Con ghét mẹ", trẻ có thực sự ghét bạn?

Nếu một lần nào đó bạn nhận được câu nói của trẻ một cách giận dữ kiểu như "con ghét mẹ!", "mẹ có bao giờ thương con đâu" hoặc " kệ con, con không muốn mẹ xen vào". Có thể bạn sẽ tức giận và la mắng con vô phép, hoặc bỏ qua vì nghĩ rằng con nít có nhớ gì đâu, toàn nói linh tinh. Nhưng, liệu điều này có thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ?

Với phần lớn các tình huống việc trẻ 2-7 tuổi nói ghét bạn thực ra đó là lúc trẻ cảm thấy bất lực trong sự kiểm soát cảm xúc của trẻ trong một hành vi. Vấn đề thường là do cảm xúc của trẻ trở nên đa dạng và bắt đầu làm quen với 1 số cảm xúc như giận dữ, không hài lòng, sợ hãi, lo lắng,... và trẻ chưa hiểu cách để đáp ứng nó tốt nhất. Điều này sẽ nói lên là bạn cần dạy trẻ hiểu cảm xúc và cách ứng xử. Tuy nhiên, nếu tình huống nó rơi vào 1 trong 5 tình huống sau đây, đó có thể là điều mà bạn cần phải suy nghĩ hơn:

1. Thiên vị với các anh chị em trong nhà

2. Sự cãi vã cha mẹ trước mặt trẻ trở nên thường xuyên

3. Việc thường xuyên sử dụng điện thoại của cha mẹ hoặc cha mẹ chỉ lo công việc, điều này làm trẻ bị cảm giác không được chú ý 1 thời gian dài, đặc biệt các vấn đề như thành tích, sự tán dương của trẻ,... không mấy được cha mẹ "nhớ" và công nhận

4. Vấn đề bạo hành gia đình hoặc lạm dụng nếu có liên quan đến yếu tố gia đình (VD. cha dượng).

5. Quá can thiệp vào hoạt động của trẻ. Đặc biệt trẻ tuổi teen, nếu cha mẹ thường xuyên xem nhật kí, phê phán cách ăn mặc, bạn bè của trẻ,...

1. Hãy xem xét bản thân liệu bạn đã đủ hiểu trẻ và tình huống trẻ đang chịu. VD. trẻ có thực sự gặp khó khăn trong vấn đề gì và bạn có là người bạn tin cậy để giúp trẻ. Đó là điều đầu tiên cần làm.

2. Hiểu mức độ cảm xúc của trẻ ở hiện tại và đánh gía liệu trẻ có bình tĩnh để tiếp tục hội thoại. Nếu không hãy để trẻ tự bình tĩnh còn bạn im lặng và rồi sẽ trò chuyện sau 24h. Nếu trẻ đủ bình tĩnh, bạn có thể giữ tay trẻ lại và nói "mẹ có thể nghe, con nói đi"

3. Không dùng vũ lực hay mắng chửi trẻ, đặc biệt lúc đông người, vì nó không mang ý nghĩa giáo dục.

4. Tránh thiên vị trong gia đình

5. Từ 2 tuổi bạn nên dạy trẻ sớm các cách thể hiện cảm xúc bằng ngôn ngữ để trẻ biết sử dụng khi thể hiện điều trẻ muốn.

6. tránh 5 tình huống trên

Bottom line

Con cái chúng ta cũng giống như cái cây vậy, khi nhỏ chúng cần chúng ta chăm sóc và yêu thương, nhưng khi lớn chúng sẽ tự sống tốt được và cho trái ngọt của riêng chúng.

Để lớn mạnh cây cần được vung trồng và yêu thương từ lúc nhỏ-đó là giai đoạn cả trẻ và bạn đều có cùng 1 mối quan tâm. Tại sao chúng ta không dùng thời gian này để tương tác, yêu thương và giúp trẻ phát triển tốt nhất. Như, Mẹ Teresa từng nói: "Tình yêu là loại quả của cả bốn mùa, và nằm trong tầm với của mọi bàn tay."

Notes

Bailey B. 2020. How should I respond when my child says "I hate you"? babycenter

Koerting, J., Smith, E., Knowles, M. M., Latter, S., Elsey, H., McCann, D. C., … Sonuga-Barke, E. J. (2013). Barriers to, and facilitators of, parenting programmes for childhood behaviour problems: a qualitative synthesis of studies of parents’ and professionals’ perceptions. European Child & Adolescent Psychiatry, 22(11), 653–670.

---

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061