• 111
  • lang
  • lang

Làm thế nào để trở thành một người mẹ am hiểu, yêu con không mù quáng?

NỖI LO CỦA NGƯỜI MẸ

Có bao giờ bạn mong muốn được bệnh thay con khi nhìn đứa trẻ nằm im trên giường và không chịu ăn uống gì? Đó cũng là tâm trạng chung của nhiều người mẹ khác trên thế giới này. Họ ước gì bao nhiêu mệt mỏi của con sẽ gánh lên vai họ. Người mẹ còn có thể hiểu, nhận ra những mệt mỏi của con, và hi sinh vì con. Không những vậy, tình mẫu tử còn có sức mạnh tiên đoán mối nguy cho con. Điều này là do đâu? Vì sao tình mẫu tử lại thiêng liêng như vậy? Và người mẹ nên làm gì để biến sức mạnh của tình mẫu tử không chỉ là dự đoán mà là hiểu biết để bảo vệ con tốt nhất?

TÌNH MẪU TỬ BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?

Nhiều nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu nó từ hơn 3 thập kỉ. Những nhà nghiên cứu về não bộ tại ĐH Leiden, Hà Lan đã cung cấp chúng ta 1 bằng chứng hữu hiệu về những thay đổi của cơ thể chuẩn bị cho xứ mệnh thiêng liêng này. Đó chính là những biến đổi về cấu trúc của não bộ.

Não bộ có tính linh động rất cao ở tuổi nhỏ <6 tuổi, nhưng sau đó nó hầu như ít biến đổi về cấu trúc. Chỉ cho đến khi bạn làm mẹ! Một biến đổi lớn xảy ra ở vùng hồi hải mã trong não bộ khi mang thai đã giúp người mẹ bật nút "yêu thương". Nút này mở ra 1 số tính năng mới như quan tâm, rà xoát, linh cảm, lo lắng về người khác - và đó là con họ. Tuy nhiên, cũng do sự tái cấu trúc này mà người mẹ có thể đánh mất trí nhớ tạm thời, do đó, việc suy giảm trí nhớ tạm thời sau sinh cũng có thể được giải thích một phần.

NÚT BẬT "YÊU THƯƠNG" CÓ SỨC MẠNH GÌ?

Giúp người mẹ:

+Không thể bỏ con họ, thậm chí có thể hi sinh tính mạng vì con

+Linh cảm về những điều xấu với con họ

+Lo lắng và yêu thương con mình

BIẾN SỰ LINH CẢM CỦA BẠN THÀNH HIỂU BIẾT KHOA HỌC ĐỂ BẢO VỆ CON TỐT NHẤT

Khi nói về khả năng thấu hiểu của người mẹ, vị bác sỹ nổi tiếng người Đức - August Bier từng chia sẻ: Một người mẹ thông thái sẽ làm tốt hơn công việc của một bác sĩ tồi. Sự quan sát và am hiểu của người mẹ về những thay đổi từ sự thoải mái đến khó chịu của đứa trẻ trong một tình huống nào đó thậm chí còn có thể cung cấp những hiểu biết quan trọng cho những chuyên gia nhi khoa.

Do đó, trong thực hành y khoa, chúng tôi luôn được đào tạo để lắng nghe họ trước. Họ ở đây chính là những người mẹ.

ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI MẸ AM HIỂU, BẠN NÊN:

1. Dành thời gian vui chơi và giao tiếp với trẻ. Như vậy, trẻ mới cho bạn vào thế giới của trẻ. Khi đó, nút bật "yêu thương" lại phát huy tốt các cảm nhận của trẻ. Kẻ thù của yêu thương là để trẻ với thiết bị công nghệ.

2. Đọc sách để hiểu hơn về sự phát triển tâm sinh lý và sức khỏe của trẻ ở mỗi giai đoạn. Có rất nhiều tài liệu hay và miễn phí, bạn có thể đọc mỗi ngày. Không chỉ đọc sách về nuôi dạy trẻ, mà cũng nên đọc sách về làm người tử tế- điều này bạn sẽ hiểu cách dạy trẻ trở thành người tử tế như thế nào.

3. Mỗi đứa trẻ đều cần 1 khoảng không gian để phát triển và rèn luyện, đặc biệt khi trẻ gặp vấn đề. Giả sử như khi trẻ bị bệnh. Thay vì lo cuống cuồng, bạn hãy học cách nhận ra các dấu hiệu "cờ đỏ" sau, khi có ít nhất 1 thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay như:

+< 3 tháng tuổi dù bất kì triệu chứng nào

+ Sốt kéo dài, không chiều hướng giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt sau 3-4 ngày.

+ Ho và kèm theo dấu hiệu khó thở hoặc các chất dịch như máu.

+ Tiêu chảy tăng tiến mà có xuất hiện dấu hiệu kiệt sức và mất nước.

+ Bỏ bú hay bỏ ăn nhiều ngày (> 4 ngày) hoặc xuất hiện nôn ói cứ sau mỗi lần ăn/bú

+ Sốt theo chu kì nhưng không có dấu hiệu khác, mà không rõ nguyên nhân.

Nếu trẻ không có dấu hiệu "cờ đỏ", trẻ vẫn sinh hoạt bình thường thì điều quan trọng là:

+Chăm sóc và cho trẻ nghĩ ngơi

+Dùng thuốc theo toa (nếu có)

+Giúp trẻ vận động như đi lại hoặc chơi trò chơi thay vì sợ trẻ mệt để trẻ nằm xem TV/điện thoại

+Quan sát dấu hiệu cờ đỏ và những triệu chứng mới (nếu có) để có thể tư vấn chuyên gia ngay khi cần.

--

Nguồn tham khảo: Anh Nguyen

Note: Hoekzema, E., Barba-Müller, E., Pozzobon, C. et al. Pregnancy leads to long-lasting changes in human brain structure. Nat Neurosci 20, 287–296 (2017).

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.