Chia sẻ, hợp tác, biết chờ đến lượt là những bài học khó và cần thời gian để học. Trẻ có thể học cách đánh nhau thông qua việc bắt chước hành động của những người xung quanh hoặc trên truyền hình. Trẻ nhỏ có thể rất dễ cáu giận. Anh chị em thường đánh nhau và tranh giành với nhau.
Vậy khi thấy trẻ đánh nhau/tranh giành với anh chị em trong gia đình, chúng ta nên xử lí như thế nào?
1, Nếu các bé tranh cãi mà không đánh nhau, bạn hãy ở gần bên để can thiệp sớm nếu cần thiết
2, Tách riêng từng trẻ ra nếu các em đánh nhau hoặc dùng những từ ngữ làm tổn thương nhau
3, Hãy để bọn trẻ có thời gian bình tĩnh lại. Sau đó, gợi ý những cách khác để có được điều mà các em muốn. Hãy giúp các em tìm cách giải quyết vấn đề của mình. Ví dụ: gợi ý cho trẻ chơi luân phiên, hoặc chơi trò chơi khác trong khi chị/em mình đang chơi món đồ đó.
4, Nếu bọn trẻ đánh nhau giành đồ chơi, sách hoặc đồ vật nào đó, bạn hãy tìm cách không để trẻ nào có được đồ vật mà chúng đang tranh giành.
---
Làm cha mẹ là hành trình mang yêu thương và sự chăm sóc cho con bạn. Làm cha mẹ không hề dễ dàng, đôi khi có thể khiến bạn nản lòng. Bên cạnh niềm vui từ việc nuôi dạy con cái, cha mẹ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Những khoảng thời gian khó khăn có thể mang lại cơ hội cho bạn học hỏi và trưởng thành trong vai trò là cha mẹ.
Chương trình "Làm cha mẹ vì sự phát triển toàn diện của trẻ thơ" Việt Nam
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616